Bài 13 : Địa hình bề mặt Trái đất

PN

hãy nêu tên , nhận xét về vị trí các lớp cấu tạo bên trong của Trái Đất và trình bày đặc điểm của từng lớp.Trình bày cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất

LN
7 tháng 12 2017 lúc 12:10

gồm 3 lớp lớp vỏ lớp trung gian và nhân

vỏ dày từ 5 đến 70 km rắn chắc nhiệt độ ko quá 1000 độ c

lớp trung gian dày gần 3000km vật chất quánh dẻo đến lỏng nhiệt độ từ 1500 đến 4700 độ c

lớp lõi(nhân) trên 3000km lỏng ở ngoài rắn ở trong nhiệt đọ cao nhất là 5000 độ c

vai trò của vỏ tráu đất

chiếm 15 % thể tích và 1% khối lượng trái đất gồm đá granit ,bazan......

là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên và nơi sinh sống của xã hội loài người

Bình luận (0)
H24
6 tháng 12 2019 lúc 18:44

Cấu trúc của Trái Đất có thể được xác định theo hai cách gồm tính chất hóa học hoặc cơ học như lưu biến học. Về mặt cơ học, người ta chia nó thành 5 lớp chính gồm thạch quyển, quyển mềm, lớp phủ giữa, lõi ngoài, và lõi trong. Về mặt hóa học, người ta chia nó thành lớp vỏ, manti trên, manti dưới lớp vỏ, lõi ngoài và lõi trong.[1]

Độ sâuLớpTiếng AnhKmDặm

0–60 0–37 Thạch quyển (thay đổi cục bộ giữa 5 – 200 km) Lithosphere
0–35 0–22 … Lớp vỏ (thay đổi cục bộ giữa 5 – 70 km) Crust
35–60 22–37 … Phần trên cùng của manti trên … Uppermost part of mantle
35–2890 22–1790 Lớp phủ Mantle
100–200 62–125 … Quyển mềm ...Asthenosphere
35–660 22–410 … Manti trên … Upper mesosphere (upper mantle)
660–2890 410–1790 … Manti dưới … Lower mesosphere (lower mantle)
2890–5150 1790–3160 Lõi ngoài Outter Core
5150–6360 3160–3954 Lõi trong Inner Core
Bản đồ sóng địa chấn truyền đi bên trong Trái Đất.

Tính phân lớp của Trái Đất được xác định gián tiếp thông quan cách tính thời gian sóng động đất truyền đi khúc xạ và phản xạ bên trong Trái Đất. Lõi ngoài không cho sóng ngang truyền qua, trong khi đó vận tốc sóng truyền đi là khác nhau trong các lớp khác. Sự biến đổi về vận tốc sóng địa chấn giữa các lớp khác là so sự khúc xạ tuân theo định luật Snell. Sự phản xạ được gây ra bởi sự tăng vận tốc sóng địa chấn và tương tự với sự phản xạ của ánh sáng khi gặp gương.

Lõi[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Lõi trong và Lõi ngoài

Lõi Trái Đất hay còn gọi là Nhân Trái Đất. Theo đặc điểm vật lý dựa trên đặc điểm sóng truyền qua người ta chia lõi thành 2 lớp có đặc điểm ứng xừ sóng khác nhau. Lớp bên ngoài hay còn gọi là nhân ngoài được cho là ở thể lỏng; còn lớp bên trong hay nhân trong được cho là ở thể rắn có mật độ (tỷ trọng) cao nhất trong các lớp của Trái Đất. Sự tồn tại của lõi trong có thể phân biệt với lõi ngoài được nhà địa chấn học Inge Lehmann phát hiện vào năm 1936 [2], vì nó không có khả năng truyền sóng cắt đàn hồi; chỉ có sóng nén được quan sát là truyền qua nó [3].

Mật độ trung bình của Trái Đất khoảng 5.515 kg/m3. Trong khi mật độ trung bình của vật liệu trên bề mặt vào khoảng 3.000 kg/m3, do vậy các vật liệu nằm sâu hơn bên trong có mật độ lớn hơn. Các đo đạc địa chấn cho thấy tỷ trọng của nhân ngoài từ 9.900 đến 12.200 kg/m3 và nhân trong khoảng 12.600–13.000 kg/m3.[4]

Nhân ngoài nằm ở độ sâu khoảng 2.900 km phía dưới bề mặt Trái Đất và dày khoảng 2.260 km[5]. Nhiệt độ của lõi ngoài Trái Đất nằm trong khoảng từ 4.400 °C ở phần trên tới 6.100 °C ở phần dưới. Lớp chất lỏng và nóng bao gồm sắt và niken này của lớp lõi ngoài có tính dẫn điện, kết hợp với sự tự quay của Trái Đất, sinh ra hiệu ứng dynamo (xem thuyết Geodynamo), duy trì các dòng điện và như thế được coi là gây ra ảnh hưởng tới từ trường của Trái Đất[6]. Nó chiếm khoảng 30,8% khối lượng Trái Đất[7].

Lõi trong của Trái Đất là phần trong cùng nhất của Trái Đất là một quả cầu chủ yếu ở dạng rắn có bán kính khoảng 1.220 km, chỉ bằng 70% bán kính của Mặt Trăng. Nó được cho là chứa hợp kim sắt-niken (hay còn gọi là nhân Nife), và nhiệt độ của nó tương đương nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời.[8]

Manti[sửa | sửa mã nguồn]

Lớp phủ hay manti của Trái Đất về mặt hóa học chia ra thành các lớp. Lớp phủ là lớp có độ nhớt cao nhất nằm phía dưới lớp vỏ và phía trên lõi ngoài. Lớp phủ của Trái Đất là lớp vỏ đá dày khoảng 2.900 km[9] chiếm khoảng gần 70% thể tích Trái Đất. Nó chủ yếu là dạng rắn và nằm trên một lõi giàu sắt của Trái Đất, chiếm khoảng gần 30% thể tích Trái Đất. Các giai đoạn nóng chảy và núi lửa trong quá khứ tại các điểm nông hơn của lớp phủ đã tạo ra một lớp vỏ rất mỏng chứa các sản phẩm nóng chảy đã kết tinh gần bề mặt, mà trên đó diễn ra mọi dạng sự sống[6]. Các loại khí thoát ra trong quá trình nóng chảy của lớp phủ Trái Đất có ảnh hưởng lớn tới thành phần và độ phổ biến của các chất khí có trong khí quyển Trái Đất

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
H1
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
VA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
HI
Xem chi tiết
PC
Xem chi tiết