Hướng dẫn soạn bài Câu đặc biệt

YY

Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh vứt rác bừa bãi trong trường

Tìm luận cứ cho những luận điểm sau:

*Biểu hiện

*Nguyên nhân

*Hậu quả

*Cách khắc phục

PL
15 tháng 1 2019 lúc 20:31

Trong xã hội không ngừng phát triển như hiện nay thì môi trường trở thành đối tượng được bảo vệ hàng đầu của toàn nhân loại. Ở hầu hết những nước phát triển hiện tượng xả rác bừa bãi hầu như không còn tồn tại do người dân có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vứt rác bừa bãi vẫn là một vấn nạn đáng lo ngại nhất là trong môi trường giáo dục như trường học. Trường học nơi nuôi dưỡng những mầm non của đất nước, nơi không chỉ dạy ta kiến thức mà còn rèn luyện ý thức, nhân cách mỗi con người. Vậy mà, vấn nạn vứt rác vẫn tồn tại hàng ngày hàng giờ trong các trường học.

Hiện tượng vứt rác bừa bãi là một thực trạng đáng buồn ở trường học. Học sinh có thể vứt rác ở mọi lúc, mọi nơi do theo thói quen, tiện đâu vứt đó. Đây là ý thức không được rèn luyện từ nhỏ của người Việt Nam. Ăn xong một que kem, người ta có thể vứt ngay vỏ dưới chân dù thùng rác chẳng cách đó bao xa hay người vứt rác thường ném, liệng rác vào thùng từ xa, nếu không trúng vào thùng họ cũng chặc lưỡi cho qua. Vậy nên mới có hiện tượng thùng rác ở bên trong trống rỗng nhưng xung quanh lại đầy rác. Trong lớp học, học sinh khi dùng xong đồ ăn thường bỏ rác vào ngăn bàn học dù bất kì lớp học nào cũng đều có thùng rác. Tuy nhiên, sự thản nhiên xả rác quen thuộc đến nỗi nhiều khi trẻ em cho rằng đó là điều đương nhiên và không có gì đáng chê trách. Một hiện tượng khác cũng rất hay xuất hiện ở trường học đó là học sinh thường vứt rác qua cửa sổ phòng học nếu sát bên cạnh là vườn hoa, sân thể dục. Bạn có thể tìm bất cứ góc khuất cạnh cửa sổ nào đó, vườn hoa hay sân cỏ đầy túi sữa, túi nilon được thả xuống.

Vậy điều gì khiến thực trạng trên trở nên trầm trọng như vậy? Trước hết, về mặt chủ quan thì điểm quan trọng nhất chính là ý thức của mỗi người. Khi được ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn học sinh đã được học tập cũng như rèn luyện về việc không được xả rác lung tung. Tuy nhiên, có tiếp nhận và thực hiện những gì được dạy không lại phụ thuộc vào bản thân người học sinh. Thứ hai về mặt khách quan, một số trường học không đáp ứng đủ số lượng thùng rác trong khuôn viên trường hay thùng rác không được đặt ở những vị trí hợp lí làm học sinh phải đi cả dãy nhà mới có thể vứt được rác. Một nguyên nhân khác nữa là khi học sinh vi phạm, phụ huynh hay thầy cô nhà trường còn xử phạt quá nhẹ hoặc thậm chí coi đó không phải là lỗi lầm cần phải sửa ngay.

Việc vứt rác bừa bãi trong trường học sẽ gây rất nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh và đặc biệt ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan nhà trường. Trước hết, việc vứt rác bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trường đất, môi trường nước và không khí của trường học và khu dân cư xung quanh. Thứ hai, việc vứt rác bừa bãi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây ra nhiều dịch bệnh nhất là các bệnh truyền nhiễm. Muỗi và các loại côn trùng có hại có môi trường sản sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của học sinh, giáo viên trong trường. Thứ ba, việc vứt rác bừa bãi nếu không được quán triệt sẽ gây nên một thói quen xấu cho thế hệ tương lai. Trường học là nơi nuôi dưỡng những người sẽ xây dựng đất nước trong tương lai, vì vậy điều thiết yếu là phải xây dựng một thói quen tốt về việc vứt rác đúng nơi đúng chỗ cho học sinh, sinh viên.

Để khắc phục cũng như phòng ngừa việc xả rác trong trường học thì việc cần thiết hiện nay là cần tăng cường ý thức, trách nhiệm của mỗi học sinh, giáo viên trong nhà trường về việc vứt rác đúng nơi quy định kể cả những thứ nhỏ nhất. Giáo viên trong nhà trường luôn phải là tấm gương cho học sinh của mình, họ có ý thức cao trong việc vứt rác đúng nơi quy định thì học sinh nhất là lứa tuổi tiểu học mới có thể noi theo và học tập. Bên cạnh đó, nhà trường nên tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa nói về tác hại của việc ô nhiểm môi trường sống để học sinh có thể hiểu rõ về sự bức thiết cũng như lời kêu cứu của mẹ thiên nhiên hiện tại. Ngoài ra, nhà trường cần có những qui định và những hình phạt nghiêm khắc đối với những cá nhân vứt rác bừa bãi trong khuôn viên trường.

Vứt rác bừa bãi là một thói quen xấu cần được cải thiện trong hiện tại để phát triển tương lai. Để một đất nước có thể phát triển thì cẩn một môi trường xanh. Tuy chỉ bao hẹp trong nhà trường nhưng đây là nơi khởi đầu cho việc nuôi dưỡng những ý thức tốt đẹp về việc vứt rác đúng nơi qui định.

Bình luận (0)
TS
15 tháng 1 2019 lúc 20:31

1. Nêu vấn đề

Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ. Gây nên ô nhiễm môi trường.

Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc.

Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào.

2. Thực trạng

- Bởi hành động vứt rác bừa bãi và cầu, cống, đường xá bị ô nhiễm nghiêm trọng

- Những khu du lịch, du khách tiện đâu vứt đó, không quan tâm đến địa điểm hay mức độ của nó.

- Ngay cả trên xe buýt, ngay thùng rác cũng không thèm vứt vào

3. Nguyên nhân

- Do sự thiếu ý thức của mỗi người trong cuộc sống

- Thùng đựng rác nơi công cộng còn thiếu hoặc đặt ở vị trí không thuận tiện cho việc vứt rác.

- Việc xử lí vi phạm còn nhẹ, chưa thường xuyên.

4. Tác hại

- Hành động này sẽ gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó còn có thể phát sinh hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người.

- Vứt rác bừa bãi làm mất cảnh quan sinh thái, các khu du lịch hay danh lam thắng cảnh.

- Gây tổn hại tiền của cho nhà nước.

- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.

5. Biện pháp

- Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng.

- Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi trường như: Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, chiến dịch 3R…

- Có biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp xả rác bừa bãi.

Bình luận (0)
PL
15 tháng 1 2019 lúc 20:39

Cuộc sống ngày càng chuyển biến phức tạp khi mà thế giới ngày càng phát triển. Vậy là con người lại có hàng ngàn vấn đề nan giải. Một trong vấn đề cơ bản nhất và khó giải quyết nhất “ Vứt rác bừa bãi” Đó không chỉ là mối lo ngại ở Việt Nam mà còn là của chung toàn thế giới. Một trong những cái “nôi” của nó không đâu quá xa lạ ở Việt Nam đó là học sinh. Hãy từng bước phân tích vấn đề này.
Đất nước đang phát triển theo thời gian, đời sống sinh hoạt dần càng phức tạp. Ngày càng có nhiều thứ hơn trong cuộc sống mỗi con người. Và thế là sự lười biếng thầm lặng trong con người bắt đầu sinh sôi. Giờ thì làm sao mà tìm ra những con đường sạch đẹp, rồi làm sao mà thấy mấy ai đem từng bịch rác bỏ vào thùng, uống xong lon nước tiện tay ném lại đó rồi thong thả bước đi, ăn xong bịch bánh vừa đi vừa xả lại trên con đường họ đi qua. Trở lại cũng vấn đề ấy nhưng lại học đường-một góc nhỏ xã hội. Chuyện xả rác đối với học sinh như thế là một thường tình. Còn với giáo viên thì họ phải đi ngang qua những bịch ôxi, phải bước qua những li nhựa, li giấy mà học sinh đã để lại với ý thức đã bị lãng quên. Nhưng chưa hẳn đó là sai. Vì sao thế?
Trước hết tôi khẳng định rằng do sự thiếu ý thức chủ quan, lười biếng đó là mấu chốt của vấn đề. Tôi cũng là người Việt Nam, tôi cũng thấu hiểu được sự lười biếng và vô tư của người Việt Nam, và dần dần sự lười biếng đó trở thành thói quen. Rồi điều ấy cũng sẽ là việc họ lặp đi lặp lại một cách thân thuộc. Một số khác họ lại thiếu kiến thức, lẽ thường tình là họ sẽ làm điều ấy mà không biết được hậu quả họ sẽ “tận hưởng” từ “thành quả” mình gây ra. Hay số khác nữa lại có kiến thức nhưng trớ trêu là họ lại không chú ý chút nào. Họ bỏ lại sau lưng bãi chiến trường dơ bẩn cùng với những gì liên quan mà họ đã học được từ trường, lớp. Rồi cũng sẽ thở dài, vò đầu, bứt tóc khi nghe thấy cái vấn đề gây đau đầu. Nó không hề vớ vẩn. Bên cạnh đó chúng ta cũng biết Việt Nam chỉ là đất nước đang phát triển, dĩ nhiên là sẽ có nơi không đủ điều kiện kinh tế để họ có thể khơi dậy cái ý thức của mình bị dùi vập ở cái xứ nghèo ấy. Rồi đấy, họ cũng sẽ xả rác bừa bãi ở mọi nơi như họ đã làm ở nơi họ đã ở. Học sinh cũng vậy, dù họ có chuyển đến 1 ngôi trường khang trang ở đó điều kiện học tập sẽ khác nhưng cái ý thức vẫn sẽ bị bám đuổi và vùi lấp bởi những hình ảnh ở cái ngôi trường nghèo nàn. Cũng cái nghèo nó mới sinh ra những thứ khác: nào là quy mô sử lí và thu gom rác thải chưa có quy mô, hay chế tài xử phạt nghiêm khắc. Thời buổi này còn ai mà bỏ sức đào mấy cái hố sâu và rộng chỉ để đựng rác? Những em học sinh trong trắng rồi cũng sẽ lu mờ trước hình ảnh vô ý thức của anh chị.
“Liệu có còn cách để xử lí triệt để?” Chắc là không còn đâu. Nhưng để giảm thiểu chúng trong mái trường thì có. Nhà trường phải ra sức tuyên truyền thật nhiều cho học sinh. Hãy cho chúng biết mỗi hành động vô ý thức sẽ đem lại cho họ lẫn xã hội những căn bệnh hô hấp, hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu. Rồi chúng sẽ dần dần chết trong một thế giới ô nhiễm chúng tạo ra.
Ý kiến của tôi chắc cũng chả khác gì của tất cả mọi người. Học sinh có ý thức cần phải lấn áp được những nguy hiểm những hiểm họa về sau may ra giáo viên còn dễ thở hơn chút xíu
Có lẽ như vấn đề này khó có thể chấm dứt. Nhưng ít ra chúng có thể giảm thiểu. Học sinh cần phải có ý thức, phải xóa bỏ sự vô ý thức khỏi con người. Hay nhà nước đầu tư thêm vào các trường học cho vấn đề vệ sinh. Vì mỗi người thiếu ý thức thì sẽ kéo theo một tập thể thiếu ý thức. Hình ảnh xấu ấy sẽ đánh mất đi văn hóa đẹp đẽ của Việt Nam. Và mỗi chúng ta hãy nhớ rằng “Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống chúng ta!”

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TA
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
BY
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
LO
Xem chi tiết
MV
Xem chi tiết
LB
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết