Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển.
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi.
– Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
– Các hệ sinh thái nông nghiệp ở vùng nông thôn đồng bằng, trung du, miền núi.
Các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, gió và lượng mưa là điều kiện ảnh hưởng đến phạm vi diện tích khu vực rừng ngập mặn và kích thước phát triển của các loài thực vật trong rừng như đước, trang, vẹt, sú…
Địa hìnhĐịa hình bờ biển nông cạn, ít sóng là điều kiện lý tưởng để rừng ngập mặn phát triển. Còn đối với những khu vực có bờ biển hẹp, sâu và khúc khuỷu thì thường không có sự xuất hiện của rừng ngập mặn tự nhiên.
Thuỷ vănCác điều kiện như thuỷ triều, dòng hải lưu và dòng nước ngọt không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp lên các loại thực vật trong rừng qua độ ngập nước, thời gian ngập nước, độ mặn… mà còn ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật trong rừng.
Độ muốiĐúng như tên gọi của nó, độ mặn trong nước đóng vai trò quan trọng ở các khu vực rừng ngập mặn. Độ mặn lớn hay nhỏ còn quy định sự phân bố khác nhau của các loài thực vật ngập mặn. Có nhiều loài cây chỉ phát triển được ở những độ mặn nhất định và lý tưởng nhất là khu vực có độ mặn từ 15 – 25‰.