Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
Nêu tên và sự phân bố các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển.
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi.
- Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp ở vùng nông thôn đồng bằng, trung du, miền núi.
Dựa vào vốn hiểu biết của mình, em hãy nêu những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta và cho ví dụ.
Trả lời:
- Môi trường sống thuận lợi: ánh sáng dồi dào, đủ nước, tầng đất sâu dày, vụn bở…
- Ngoài các loài sinh vật bản địa (chiếm khoảng hơn 50%), còn có nhiều luồng sinh vật di cư tới như Trung Hoa, Hi-ma-lay-a, Mai-lai-xi-am Ấn Độ - Mi-an-ma, các luồng này chiếm khoảng gần 50%.
Trả lời bởi Ngọc LanEm hãy nêu tên một số VQG của nước ta. Các VQG có giá trị như thế nào? Cho ví dụ.
Trả lời:
- Một số vườn quốc gia của nước ta:
Tên vườnTỉnhDiện tích(ha)Hệ sinh thái đặc trưng
Cúc Phương | Ninh bình, Hòa Bình, Thanh hóa | 22000 | Rừng rậm nhiệt đới trên núi đá vôi |
Ba Vì | Hà nội | 7300 | Rừng nhiệt đới trên núi |
Tam Đảo | Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên quang | 19000 | Rừng trên núi đá vôi |
Cát Bà | Hải Phòng | 1520 | Rừng nhiệt đới chuyển tiếp |
Ba Bể | Bắc Cạn | 7610 | Rừng nhiệt đới chuyển tiếp |
Bến Én | Thanh Hóa | 16600 | Rừng rụng lá |
Bạch Mã | Thừa Thiên – Huế | 22000 | Rừng cận xích đạo |
Yok Đôn | Đắc Lắc | 58200 | Rừng trên đảo và ven biển |
Nam Cát Tiên | Đồng Nai, Lâm Đồng | 38600 | Rừng cận xích đạo |
Côn Đảo | Bà – Rịa – Vũng Tàu | 19000 | Rừng trên đảo và ven biển |
Tràm Chim | Đồng Tháp | 7500 | Đầm lấy nhiệt đới |
Em hãy kể tên một số cây trồng, vật nuôi ở địa phương em.
- Cây trồng: cà phê, sầu riêng, hồ tiêu, xoài, ổi, mít,...
- Vật nuôi: Lợn, bò, gà, cút,...
Trả lời bởi Ngọc LanRừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau?
- Rừng trồng: cây cối thuần chủng, không có nhiều tầng, động vật rất ít.
- Rừng tự nhiên: cây cối đa dạng, nhiều tầng, có nhiều loài động vật (chim thú)
- Sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.
Trả lời bởi Linh Diệu- Trên đất liền, hình thành đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên Biển Đông hình thành một khu hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.
- Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng.