Bài 28 : Ôn tập

SK

Hãy mô tả một số công trình nghệ thuật của nước ta thời cổ đại.

NH
31 tháng 3 2017 lúc 21:42

1. Trống đồng Đông Sơn.
Chính giữa mặt trống là ngôi sao
nhiều cánh tượng trưng cho mặt trời,
đánh trống để cầu mưa, cầu nắng.
Mặt trống và tang trống được
trang trí phủ đầy những hìnhảnh
phong phú sinh động về lao động về
tín ngưỡng và lễ hội của cư dân nông
nghiệp.
2. Thành Cổ Loa.
Rộng hơn nghìn trượng như chôn
ốc.
Thành có ba vòng khép kín, tổng
chiều dài chu vi 16.000m, cao 5-10m,
mặt thành rộng trung bình 10m, chân
rộng 10-20m.Hào bao quanh rộng 10-
30m, hào thông nhau nối Đầm Cả,
nối sông Vị Hà.
Trong là khu nhà ở của An Dương
Vương...

Bình luận (0)
HH
31 tháng 3 2017 lúc 16:03
Về các trống đồng thời Văn Lang :
- Mô tả tín ngưỡng : chính giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho thần Mặt Trời...
- Những vòng tròn đồng tâm mô tả trang phục, lễ hội, trò chơi... và những đường hoa văn trang trí tinh xảo...
Bình luận (0)
NG
31 tháng 3 2017 lúc 16:13

1.Về các trống đồng thời Văn Lang :
Chính giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho thần Mặt Trời.Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vẽ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc…

Nổi bật trên hình ảnh hoa văn cánh đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn – con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh,… Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bẳn sâu sắc. Bên cạnh và xung quanh con người đầy đầy ý thức làm chủ ấy là cánh cò bay lả, bay la, những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng,… Đó đây hình tượng ghép đôi muông thú, nam nữ còn nói lên sự khao khát cuộc sống ấm no, yên vui của người dân.

2. Thành Cổ Loa Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành".
Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 - 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 - 20 m.
Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.
Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng. Cổ Loa còn là một quân thành, ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở phía nam thành (Cầu Vực) một hố mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc. Đầm cả là nơi tập trung các thuyền chiến vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.

Bình luận (0)
VA
31 tháng 3 2017 lúc 17:27

1. Trống đồng Đông Sơn. Chính giữa mặt trống là ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho mặt trời, đánh trống để cầu mưa, cầu nắng. Mặt trống và tang trống được trang trí phủ đầy những hình ảnh phong phú sinh động về lao động về tín ngưỡng và lễ hội của cư dân nông nghiệp.

2. Thành Cổ Loa. Rộng hơn nghìn trượng như chôn ốc. Thành có ba vòng khép kín, tổng chiều dài chu vi 16.000m, cao 5-10m, mặt thành rộng trung bình 10m, chân rộng 10-20m.Hào bao quanh rộng 10-30m, hào thông nhau nối Đầm Cả, nối sông Vị Hà. Trong là khu nhà ở của An Dương Vương

Bình luận (0)
HH
31 tháng 3 2017 lúc 22:21

Kinh thành Huế

Bình luận (0)
HT
1 tháng 4 2017 lúc 8:25

- Khởi nghĩa Hai Bà trưng năm 40.

- Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248.

- Khởi nghĩa Lí Bí năm 242.

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 722.

- Khởi nghĩa Phùng Hưng (766 - 791).

- Ý nghĩa: Tinh thần đấu tranh bất khuất, ý thức đấu tranh giành lại độc lập cho tổ quốc.

Bình luận (0)
LT
1 tháng 4 2017 lúc 12:22

Trống đồng Đôgn Sơn

Đẹp nhất trong các loại trống đồng

Chạm khắc tinh xảo

Họa tiết trai gái giã gạo, nhảy múa ,đua thuyền...

Bố cục : những đường tròn đồng tâm bao quanh ngôi sao 14 cách

Bình luận (0)
NK
1 tháng 4 2017 lúc 16:12

- Trống đồng Đông Sơn

- Thành Cổ Loa

Bình luận (0)
VD
2 tháng 4 2017 lúc 17:21

về các trông đồng Văn Lang

Mô tả tin ngưỡng :chính giữa mặt trống là những ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho thần mặt trời

Những vòng tròn đồng tâm mô tả trang phục , lễ hội , trò chơi , ... và những đường hoa văn trang trí tinh xảo

Bình luận (0)
HT
6 tháng 4 2017 lúc 10:43

Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành".
Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 - 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 - 20 m.
Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.
Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng. Cổ Loa còn là một quân thành, ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở phía nam thành (Cầu Vực) một hố mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc. Đầm cả là nơi tập trung các thuyền chiến vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.
Trống đồng Đông Sơn đa đạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống đồng bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vẽ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạt…Nổi bật trên hình ảnh hoa văn cánh đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn – con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh,… Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bẳn sâu sắc. Bên cạnh và xung quanh con người đầy đầy ý thức làm chủ ấy là cánh cò bay lả, bay la, những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng,… Đó đây hình tượng ghép đôi muông thú, nam nữ còn nói lên sự khao khát cuộc sống ấm no, yên vui của người dân.

Bình luận (0)
H24
16 tháng 7 2017 lúc 8:35

Quá trình phát triển nền kiến trúc cổ Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Những công trình kiến trúc cổ hầu hết được xây dựng trong thời kỳ phong kiến - chủ yếu là trước thế kỷ 19. Dù là công trình nhỏ bé như kiến trúc dân gian hoặc đồ sộ, phức tạp như kiến trúc cung đình, vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương đã được khai thác và sử dụng phổ biến và rộng khắp: tranh, tre, nứa, lá, gỗ, đá..., sau này còn có các vật liệu khác như gạch, ngói, sành, sứ... Hệ thống kết cấu khung cột, vì kèo và các loại xà đều có quy định thống nhất về kích thước, tương quan về tỷ lệ và qua đó, những nghệ nhân trước đây đã sáng tạo ra một thức kiến trúc riêng biệt trong kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam.

Trải qua nhiều triều đại, nhiều thế kỷ với bao thăng trầm lịch sử, đến ngày nay các công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa để tồn tại, một số còn giữ được cốt cách nguyên sơ song cũng có nhiều công trình bị pha tạp do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên, những công trình này vẫn là dấu tích cụ thể ghi lại chặng đường sáng tạo và lao động nghệ thuật, mang dấu ấn lịch sử dân tộc rất rõ nét.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TT
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
N5
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết