Vì khi nhiệt độ tăng, tốc độ chuyển động của các phân tử tăng làm cho các phân tử di chuyển hỗn loạn và va chạm với nhau nhiều hơn và mạnh hơn, từ đó làm cho phản ứng xảy ra nhanh chóng hơn.
Vì khi nhiệt độ tăng, tốc độ chuyển động của các phân tử tăng làm cho các phân tử di chuyển hỗn loạn và va chạm với nhau nhiều hơn và mạnh hơn, từ đó làm cho phản ứng xảy ra nhanh chóng hơn.
Giải thích được tại sao nhiều phản ứng hoá học trong công nghiệp cần tiến hành ở nhiệt độ cao và sử dụng chất xúc tác.
Ở 20 oC, tốc độ một phản ứng là 0,05 mol/(L.min). Ở 30oC, tốc độ phản ứng này là 0,15 mol/(L.min).
a) Hãy tính hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng trên.
b) Dự đoán tốc độ phản ứng trên ở 40oC (giả thiết hệ số nhiệt độ γ trong khoảng nhiệt độ này không đổi).
Cho phản ứng của các chất ở thể khí: X + Y → XY
Biết tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ các chất tham gia và phản ứng với số mũ là hệ số tỉ lượng của chất đó trong phương trình hóa học.
a) Hãy viết phương trình tốc độ của phản ứng này.
b) Ở một nhiệt độ xác định, hằng số tốc độ của phản ứng này là 2,5.10-4L/(mol.s).
Nồng độ đầu của X và Y lần lượt là 0,02 M và 0,03 M. Hãy tính tốc độ phản ứng:
- Tại thời điểm đầu.
- Tại thời điểm đã hết một nửa lượng X.
Phản ứng tạo NO từ NH3 là một giai đoạn trung gian trong quá trình sản xuất nitric acid:
4NH3(g) + 5O2(g) → 4NO(g) + 6H2O(g)
Hãy nêu một số cách để tăng tốc độ phản ứng này.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng:
Mg + 2H2O → Mg(OH)2 + H2
Chuẩn bị: Mg dạng phôi bào, dung dịch phenolphthalein, nước cất, 2 ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ.
Tiến hành:
Cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 3 mL nước cất.
Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 – 2 giọt phenolphthalein và cho vào mỗi ống 1 mẫu phoi bào Mg.
Đun nóng 1 ống nghiệm.
Lưu ý: Làm sạch bề mặt Mg trước khi tiến hành thí nghiệm.
Quan sát và trả lời câu hỏi:
1. Sự thay đổi màu sắc trong ống nghiệm nào nhanh hơn?
2. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?
Phản ứng phân hủy H2O2:
H2O2 → H2O + ½ O2
Kết quả thí nghiệm đo nồng độ H2O2 tại các thời điểm khác nhau được trình bày trên Bảng 19.1
Biến thiên nồng độ trong khoảng thời gian từ 0 giờ đến 3 giờ là:
0,707 – 1,000 = - 0,293 (mol/L)
(Dấu “ – “ thể hiện rằng nồng độ H2O2 giảm dần khi phản ứng xảy ra.)
Tốc độ phản ứng trong khoảng thời gian từ 0 giờ đến 3 giờ được tính như sau:
(Dấu “ – “ trước biểu thức để tốc độ phản ứng có giá trị dương)
Trả lời câu hỏi:
1. Hãy tính tốc độ phản ứng theo nồng độ H2O2 trong các khoảng thời gian từ:
a) 3 giờ đến 6 giờ.
b) 6 giờ đến 9 giờ.
c) 9 giờ đến 12 giờ.
2. Nhận xét về sự thay đổi tốc độ phản ứng theo thời gian.
Xét phản ứng H2 + Cl2 → 2HCl
Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ một chất trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ thị sau:
a) Đồ thị này mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của chất nào?
b) Nêu đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này.
Cho phản ứng của các chất ở thể khí:
2NO + 2H2 → N2 + 2H2O
Hãy viết biểu thức tính tốc độ trung bình theo sự biến đổi nồng độ chất đầu và chất sản phẩm của phản ứng trên.
Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nào sau đây?