Chương II- Nhiệt học

NH

Hãy giải thích các hiện tượng :

1. Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi đổ nước sôi vào thì phải làm thế nào?

2. Tại sao khi cho 1 ít muối vào ly nước đầy, nước không tràn ra. Nhưng khi cho một ít cát vào li nước đầy thì nước lại tràn ra?

3. Mở lọ nước hoa trong lớp, chỉ vài giây sau cả lớp đều nửi thấy mùi nước hoa.

4. Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn mặc một áo dày?

5. Tại sao các lò sưởi thường đặt ở dưới thấp? Các dàn máy điều hòa nhiệt độ thường đặt trên cao?

NH
15 tháng 4 2019 lúc 22:56

1. Vì khi rót nước nóng vào cốc dày, lớp bên ngoài cốc chưa kịp giãn nở nhưng lớp bên trong lại nở ra ( đẩy ra) tạo ra một lực lớn gây nứt/ vỡ cốc. Còn cốc thủy tinh mỏng thì dãn nở dễ hơn nên không nứt/vỡ. Muốn khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì phải rót từ từ hoặc ta có thể ngâm cốc vào nước nóng trước khi rót.

2.Khi ta cho 1 ít muối vào cốc nước, các hạt muối sẽ hòa tan ( khuyếch tán) vào trong nước ( xen vào giữa những khe hở siêu nhỏ của các phân tử nước) và không làm cho tràn cốc dù cốc nước đầy. Nhưng hạt cát thì hoàn toàn ngược lại, các phân tử cát không thể hòa lẫn vào các phân tử nước, gây hiện tượng tràn cốc.

3. Mở lọ nước hoa ở đầu lớp chỉ sau mấy giây cuối lớp đã ngửi thấy mùi nước hoa vì hiện thượng khuyếch tán. Các hạt phân tử nước hoa chuyển động không ngừng và xen lẫn vào kẽ hở của các phân tử không khí. Nhờ đó, chỉ sao vài giây, cuối lớp đã ngửi thấy mùi nước hoa.

4. Khi mặc một áo dày, không khí lạnh có thể xen vào giữa các khe hở siêu nhỏ của chiếc áo và truyền vào cơ thể khiến cơ thể bị lạnh. Nhưng khi mặc nhiều áo mỏng, các lớp không khí được hình thành. Không khí vốn có tính dẫn nhiệt kém nên tránh được việc luồng khí lạnh truyền vào cơ thể giúp cơ thể không bị lạnh.

5. Do không khí có đặc tính: nóng bay lên, lạnh chìm xuống nên những chiếc lò sưởi thường được đặt ở dưới thấp để tỏa nhiệt ra và các dàn máy điều hòa đặt ở trên cao để truyền nhiệt xuống .

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
TA
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
VA
Xem chi tiết
AC
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
GN
Xem chi tiết