a)
- Cặp vật tương tác: búa - đinh
- Hướng lực tương tác: ngược nhau
b)
- Cặp vật tương tác: bóng – tường
- Hướng lực tương tác: ngược nhau
c)
- Cặp vật tương tác: bàn chân – mặt đất
- Hướng lực tác dụng: ngược nhau
d)
- Cặp vật tương tác: quả bóng bay – không khí
- Hướng lực tương tác: ngược nhau
a) Khi đóng đinh, tay ta cảm nhận được lực dội lại.
- Vì tay ta tác dụng 1 lực vào đinh (thông qua chiếc búa) thì đồng nghĩa chiếc đinh sẽ tác dụng lại một lực vào tay ta (thông qua chiếc búa).
- Cặp vật tương tác là búa – đinh.
- Hướng của lực mà búa tác dụng vào đinh sẽ ngược với hướng của lực mà đinh tác dụng vào búa.
b) Bóng đập vào tường bị bật ra.
- Vì bóng tác dụng 1 lực vào tường, tường sẽ tác dụng một lực ngược lại vào bóng.
- Cặp vật tương tác là bóng – tường.
- Hướng của lực mà bóng tác dụng vào tường từ ngoài vào, lực mà tường tác dụng vào bóng từ trong ra.
c) Chân ta đạp vào mặt đất để bước đi.
- Cặp vật tương tác là bàn chân – mặt đất.
- Hướng của lực mà chân tác dụng vào mặt đất là hướng về phía sau, hướng của lực mà mặt đất tác dụng vào bàn chân là hướng về phía trước (trường hợp người đi tiến lên phía trước).
d) Quả bóng bay bơm căng được thả ra khi không buộc kín thì sẽ bay vụt đi.
- Cặp vật tương tác là quả bóng – không khí trong quả bóng.
- Hướng của lực mà quả bóng tác dụng lên không khí là từ bên trong quả bóng ra bên ngoài, hướng của lực mà không khí tác dụng lên quả bóng là từ ngoài đẩy vào trong.