Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

MD

Giúp mình tìmvề nghệ thuật của 20 câu tục ngữ này ạ

MD
24 tháng 1 2017 lúc 14:21

Các câu đây giúp mình với, mình đang cần gấp

1/ Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

Đầu hôm mà hướng đông nhay nháy thì gần sáng trời sẽ đổ mua. Tuy thế, chúng ta vẫn cần thêm một vài hiện tượng báo động như trời trở nên oi bức, gió ngừng thổi… thì mới chính xác.

Nghệ thuật: sử dụng vần lưng, gieo vần giữa câu, ngắn gọn

2/Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.

Theo kinh nghiệm ông bà ta, khi nào những áng mây có màu vàng thì ngày hôm đó sẽ có gió lớn, còn khi mây màu đỏ trời sẽ lại mưa to.
Nghệ thuật: sử dụng vần lưng, gieo vần giữa câu, ngắn gọn

3/ Chớp thừng chớp bão, chẳng bão thì mưa.

Khi trời bắt đầu số sấm sét và chớp, đó là hiện tượng có thể sẽ có bão hoặc trời sẽ đổ mưa lớn.
Nghệ thuật: ngắn gọn

4/Trời mà đóng mống cản Nam
Cóc kêu mỏi hàm chẳng có mưa đâu

Vào những tháng vào đầu mùa mưa, nếu ở hướng nam có cầu vồng thì thời tiết sẽ bị hạn.
Nghệ thuật: giàu hình ảnh

5/Thâm Đông, hồng Tây, dựng may.
Ai ơi ở lại ba ngày hẳn đi

Câu này dùng để chỉ miền bắc và miền trung do miền nam thường ít gió heo mây. Đây chính là điềm báo trước cho một cơn giông bão sắp ập tới nội trong ba ngày.

6/ Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.

Câu này rất đơn giản vì ý nghĩa của nó y hệt như câu tục ngữ. Nếu những áng mây có màu xanh thì trời sẽ nắng, trong khi những khi nào mây có màu trắng thì trời sẽ đổ mưa.
Nghệ thuật: giàu hình ảnh, các vế đối xứng nhau

7/ Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
Nghệ thuật: sử dụng vần lưng, các vế đối xứng nhau, giàu hình ảnh, ngắn gọn.

Sáo và Qụa là hai loài chim, Qụa hay tắm những lúc no mồi còn Sáo thì ít khi tắm, chỉ những lúc nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, thời tiết nóng bức đột ngột Sáo nhảy xuống nước tắm làm mát cơ thể. Những lúc đó trời rất dễ mưa.


8/ Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

Khi có gió heo may, ít khi trời có mưa. Nhưng khi thấy xuất hiện chiều chuồn chuồn chứng tỏ đã có sự biến đợi về thời thiết, là dấu hiệu bão sắp đến. Bỡi lẻ, lúc đó độ ẩm không khí đột ngột tăng cao, chuồn chuồn không thể bay cao lên được mà chỉ bay ở tầm thấp, người ta có thể dễ dàng quan sát được chúng. Các loài côn trùng có cánh dễ dàng cảm nhận khi độ ẩm không khí thay đổi, nhất là loài chuồn chuồn. Chuồn chuồn là loài côn trùng có cánh mỏng manh, nếu có độ ẩm cao thì không thể bay cao được, nếu độ ẩm không khí thấp thì bay lên rất cao
Nghệ thuật: giàu hình ảnh, các vế đối xứng nhau, ngắn gọn.

9/ Sao mau thì mưa, sao thưa thì nắng.

Sao mau là khi sao nhiều và dày đặc, cho nên những đêm nào mà sao lắp đầy bầu trời, thì hôm đó trời sẽ mưa, còn khi nào mà ít thì trời sẽ nắng. Đây là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

10/ Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa.
Đối với loài ếch nhái là những loài lưỡng cư, loài cóc có bộ da rất nhạy cảm với độ ẩm không khí, những lúc trời nắng ấm các loài này thường nấp nơi mát mẻ để tránh nắng, khi độ ẩm tăng lên trời chuẩn bị mưa, chúng nhảy ra ngoài kèm theo những tiếng kêu gọi bầy, bắt mồi và đây cũng là thời kỳ sinh sẩn của chúng ... khi cóc nghiến răng, ếch nhái kêu thì nhất định trời sẽ có mưa.
Nghệ thuật: giàu hình ảnh, ngắn gọn

11/ Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào thật to.

Kiến là loại côn trùng sợ nước sống ở dưới đất, trên các cành cây, trong các khe đá, cửa tường nên độ ẩm không khí thay đổi ắt trời sẽ mưa, kiến phải di cư để lánh nạn, đặc biệt là kiến đen, kiến lửa, kiến mối. Nên mỗi khi trời sắp mưa ta thường thấy kiến đen tha trứng, tha mồi chạy từ thấp lên cao hay trời sắp mưa kiến cánh vỡ tổ bay ra khắp nơi. Qua đó ông cha ta có thể dự đoán thời tiết sắp xảy ra.

12/Rán mỡ gà, đông bắc tía tía hồng hồng....

Rán mỡ gà là những đám mây màu hồng giống như mỡ gà, khi đám mây này xuất hiện trên đỉnh đầu thì có bão. Màu sắc của những đám mây mỡ gà giống như những áng mây hồng xuất hiện ở chân trời vào sáng sớm hay hoàng hôn. Khi bão tới gần, không khí ở trong bão xáo động mạnh làm gia tăng những hạt hơi nước nhỏ trong không khí. Ánh sáng mặt trời chiếu qua lớp không khí này sẽ bị tán xạ mạnh hơn, khiến các tia sáng có bước sóng ngắn tán xạ ra hết xung quanh chỉ còn lại ánh sáng màu hồng chiếu xuống cho ta nhìn thấy


13/Mặt trăng má đỏ

Trời đã sắp mưa.

Ánh sáng Mặt Trời là dãy ánh sáng quang phổ gồm 7 màu. Mặt Trăng không phát ánh sáng mà phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. Nếu không khí trong sạch tia xanh và tia tím sẽ bị khuếch tán nhiều hơn, bầu trời có màu xanh và lúc ta nhìn thấy đĩa mặt trăng hay mặt trời có màu vàng. Trong trường hợp bầu trời có nhiều nước, nhiều bụi, từ đó nhìn từ dưới đất nhìn lên bầu trời ta thấy Mặt Trăng hay Mặt Trời có màu đỏ (Trăng má đỏ) bởi vì tia bức xạ bị khuếch tán nhiều hơn cả. Như vậy khi thấy Mặt Trăng màu đỏ chứng tỏ không khí ẩm ướt và vẫn đục, tình trạng thường thấy khi thời tiết chuyển xấu nên “Trăng má đỏ” trời đã sắp mưa.


14/Rễ Si mọc trắng, điềm nắng đã đến,

Rễ Si ra trắng chẳng nắng được đâu.

Mỗi khi thời tiết thay đổi thì một số loại thực vật như cây Si(Sanh) rất nhạy cảm với thời tiết nên các hoạt động sinh lý của nó biến đổi. Si là loại cây to, lá nhỏ, rậm cành, có nhiều rễ phụ xuống, thường mọc ở bờ nước nên rất nhạy cảm với độ ẩm không khí, khi độ ẩm không khí tăng lên rễ Si sinh ra trắng xoá vì hút nhiều nước. Như vậy thời tiết rất dễ mưa nên nhân dân ta có cách dựa vào đó để dự báo thời tiết.


15/Đầu măng ngã gục vào hè

Nương nhờ vào mẹ kẻo e bão về.

Chúng ta biết rằng tre thường trỗ măng vào mùa hè, vào cuối mùa hè nước ta thường xuất hiện những cơn bão sớm, những thời kỳ đó đầu măng phải biết dựa vào tre mới tránh được sự ngã gãy.


16/Gió bấc hiu hiu, sếu kêu trời rét.

Cuối thu, gió bấc thổi về, đưa khí lạnh tràn tới. Trên bầu trời, từng đàn sếu bay đi về phương nam. Sếu đổi mùa, tránh rét. Nghe sếu kêu giữa đêm khuya, cùng với gió bấc thổi nhẹ“hiu hiu” là dự báo trời rét. Nhưng vào cuối tháng ba, hễ thấy hoa gạo rụng, người ta biết khí trời ấm dần, sắp có nắng mới. Hoa gạo nở vào tháng giêng, rụng vào cuối tháng ba. Hoa gạo là cái “nhiệt kế” tinh nhạy về thời tiết.


17/Cơn đằng đông, vừa trông vừa chạy,

Cơn đằng nam, vừa làm vừa ăn

Giông tố là hiện tượng đáng sợ của thiên tai. Phải dự đoán để đề phòng chủ động, tích cực, hạn chế thiệt hại về người và của cải. Mùa hè thường có giông tố nổi lên bất chợt. Khi chân trời bỗng đùn lên những cuộn mây, núi mây đen ngòm, có khi che kín cả một góc trời, đó là điềm trời báo sắp có giông. Giông có thể đến nhanh cũng có thể đến từ từ. Nếu mây đen kéo lên ở phía đông (thường thường là vùng biển) thì cơn giông kéo đến rất nhanh. Trước hiện tượng ấy, người ta phải khẩn trương coi chừng “vừa trông vừa chạy”. Nhưng nếu có mây ở phía nam thì thời tiết không có gì đột biến. Mây tụ rồi mây tan. Nếu có mưa thì mưa sẽ đến từ từ, không thể có giông tố xảy ra. Ai cũng có thể “vừa làm vừa chơi”, có thể yên tâm, không phải lo sợ, vội vàng
Nghệ thuật:

18/Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.

Cỏ gà vốn có màu xanh tươi, nhưng nếu nó có màu trắng thì dù trời có nắng thế nào thì đó vẫn là dấu hiệu trời sẽ đổ mưa.
Nghệ thuật: ngắn gọn

19/Đông chết se, hè chết lụt.

Nếu mùa đông năm nay giá lạnh, khô ráo, thường thì mùa hè năm tới sẽ có mưa nhiều, dễ xảy ra lụt lội.
Nghệ thuật:ngắn gọn

20/Mưa tháng 7, gãy cành Trám

Nắng tháng 8, rám trái bưởi
Tháng 7 tức là tháng 8 dương lịch là thời kì hoạt động của áp thấp hội tụ nhiệt đới, khi các nhiễu động này hoạt động thì thành mưa to gió lớn nên “Mưa tháng 7 gãy cành Trám”. Sang tháng 8 (tức tháng 9 dương lịch) thời kì này cường độ bức xạ Mặt Trời tuy đã yếu và đã bắt đầu các đợt gió mùa đông bắc sớm, nhưng cũng có những ngày nắng nóng khác thường phía tây chi phối nên “tháng 8 nắng rám trái bưởi”.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
AL
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
VV
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
AG
Xem chi tiết
JJ
Xem chi tiết
AL
Xem chi tiết
GA
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết