Hướng dẫn soạn bài Qua Đèo Ngang

PD

giúp mình so sánh cụm từ''ta với ta'' trong bài Qua Đèo Ngang và bài Bạn đến chơi nhà

Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan

Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến

{nhanh đi mình đang cần gấp mai thi rùi mong các bạn giúp đỡ}

GV
3 tháng 1 2017 lúc 16:17

a/ So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài Qua Đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà.

Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta với ta đều được đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
* Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
* Bạn đến chơi nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

Bình luận (0)
GV
3 tháng 1 2017 lúc 16:16

Mình chia làm 3 ý a,b,c nhé :)

Bình luận (0)
GV
3 tháng 1 2017 lúc 16:22

b/ Nội dung và nghệ thuật bài "Qua Đèo Ngang":

Nội dung: bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng nổi niềm hoài cổ.

Nghệ thuật: Sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp tu từ: liệt kê (cỏ,cây,lá,đá,hoa,núi,tiều phu,chợ), điệp ngữ (chen), phép đối (câu 3 đối câu 4, câu 5 đối câu 6), từ láy (quốc quốc, gia gia), đảo ngữ (2 câu thực), điện tích, chơi chữ, nhân hóa (2 câu luận).

Bình luận (0)
GV
3 tháng 1 2017 lúc 16:26

c/ Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến

Nội dung: bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn sâu sắc, quan niệm đó vẫn có ý nghĩa, giá trị cao trong cuộc sống xã hội hôm nay.

Nghệ thuật:

+ Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

+ Sử dụng biện pháp liệt kê (cá, gà, cải, cà, bầu mướp, trầu)

+ Nói quá : (ngay cả miếng trầu cũng không có để đãi bạn)

Bình luận (0)
HL
3 tháng 1 2017 lúc 16:31

1:

Trong bài ''Qua Đèo Ngang'' : ''Ta với ta'' là sự đối diện với chính mình, với không gian bao la của trời non nước. Đó là một nỗi cô đơn tuyệt đối, một tâm sự sâu kín không biết dãi bầy cùng ai trên một không gian hoang sơ và lạnh lẽo.

Trong bài ''Bạn đến chơi nhà'': ''Ta với ta '' nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.

2:

Nội dung: ''Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đến người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân.

Nghệ thuật:

-Sử dụng thể thơ ''Thất ngôn bát cú Đường luật'' điêu luyện

-Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

-Sử dụng phép đối trong việc tả cảnh ,tả tình

- Sử dụng từ láy

3:

Nội dung: Bài thơ thể hiện cuộc sống dân dã của nhà thơ khi cáo quan về quê, sống bình dị yên lành không có mâm cao cỗ đầy để tiếp bạn chỉ có tình cảm thắm thiết chân thành để đáp lại tình cảm bạn đến chơi nhà mà thôi. Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nói quá, phóng đại… để nhấn mạnh vào sự dân dã nơi làng quê, Vật chất bị gạt đi thay vào đó là tình cảm tình bằng hữu thăng hoa.

Nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống độc đáo, đặc biệt.
- Sử dụng từ ngữ thuần Việt.
- Giọng thơ hóm hỉnh đùa vui.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
JN
Xem chi tiết
VB
Xem chi tiết
QH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết