Phổi là một bộ phận trong cơ thể với vai trò chính yếu là trao đổi các khí - đem ôxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và điôxít cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Phổi cũng là một nơi lưu trữ máu.
Trong con người, phổi gồm có hai buồng phổi nằm bên trong lồng ngực, được bao bọc bởi các xương sườn chung quanh, phía dưới có cơ hoành ngăn giữa phổi và các cơ quan trong bụng như gan, dạ dày, lá lách. Giữa hai buồng phổi là khí quản (1) - là ống dẫn khí chính. Khí quản phân ra hai nhánh phế quản chính (2) (3). Quả tim nằm giữa hai phổi (trung thất), hơi trệch về bên trái.
Buồng phổi bên trái có 2 thùy (trái-trên (5a), trái-dưới (5b)), bên phải có 3 thùy (phải-trên (4a), phải-giữa (4b) và phải-dưới (4c)). Mỗi buồng phổi có một phế quản chính, một động mạch (8) và hai tĩnh mạch - những ống dẫn này chia như nhánh cây chi chít từ lớn ở giữa ngực (trung thất) đến cực nhỏ phía ngoài cùng của buồng phổi - kèm theo là các dây thần kinh và mạch bạch huyết.
Những ống dẫn khí lớn hơn như khí quản và phế quản lớn được nhiều vành sụn giữ cho cứng và có ít cơ trơn. Bên trong các ống có lát màng tế bào tiêm mao và một lớp màng nhầy mỏng trên các tế bào này. Chất nhầy giữ bụi, hạt phấn và các chất bẩn khác. Qua chuyển động của tiêm mao, chất bẩn bám theo màng nhầy được đẩy lên và đưa vào thực quản nuốt xuống dạ dày theo nước miếng.
Hệ hô hấp có hai phần, "hô hấp ngoại" là giai đoạn phổi hấp thụ O2 từ không khí bên ngoài vào cơ thể và thải CO2 ra. "Hô hấp nội" là giai đoạn trao đổi O2 và CO2 tại các tế bào trong cơ thể.
Hệ "hô hấp ngoại" gồm có hai lá phổi, như hai túi hơi được kéo ra - để hút hơi vào; và bóp lại - để đẩy hơi ra; bởi một dàn khung bơm. Dàn khung này là bộ xương lồng ngực và cơ hoành, cử động nhịp nhàng theo co bóp của các cơ xương ngực và cơ hoành, dưới sự điều khiển của một số tế bào đặc biệt trong não. Trong tình trạng thư giãn, con người hít thở 12-15 lần một phút; mỗi lần thở 500 mililít không khí (nghĩa là khoảng 6-8 L mỗi phút); 250 mL O2 đi vào cơ thể và 200 mL CO2 trở ra.
Trong hơi thở ra có nhiều chất khí thải từ trong cơ thể - khoa học có thể xét nghiệm được khoảng 250 loại khí khác nhau từ hơi thở con người, thí dụ methane (từ ruột); rượu (khi uống rượu), acetone (khi nhịn ăn), v.v.
Cơ quan hô hấp:
Da: một số thủy sinh, hay động vật sống trên mặt đất (một số loài nhện và rận , ví dụ) có thể hít thở một cách đơn giản bằng cách trao đổi khí qua bề mặt của cơ thể
Mang: nhiều thủy sinh, động vật sử dụng mang để thở. Ngay cả các động vật trên mặt đất cũng có thể làm được điều này, như với các loài mọt có thể tìm thấy được dưới những tảng đá trong sân nhà. Mang chỉ đơn giản là lớp tế bào điều chỉnh một cách cụ thể để trao đổi khí một cách phù hợp.
Mang phụ: một số loài nhện, bọ cạp, và vài loài chân khớp vẫn dùng mang phụ. Mang phụ, chủ yếu là mang được điều chỉnh cho sử dụng trên đất, trong quá trình hô hấp của chúng. Chúng là những tế bào đơn giản, với nhiều vết nhăn để tăng diện tích bề mặt
Một bộ phận trong tai: Một cơ quan thở phụ cho các loài cá thuộc họ Anabantoidei. Chủ yếu kèm theo các tế bào đan xen chằng chịt với nhau, phát triển từ một góc trong cấu trúc của mang
Khí quản: ống phát triển của nhiều loài chân khớp, có thể từ mang phụ, mà đơn giản chỉ dẫn trực tiếp vào các cơ quan thông qua các lỗ được gọi là lỗ mang, nơi mà các cơ quan nội bộ tiếp nhận với không khí. Chúng có thể rất đơn giản, như là với một số loài nhện, hoặc phức tạp hơn, kết thúc bằng một cái túi khí phức tạp, như với nhiều côn trùng.
AI KO HỈU THÌ THUI NHA!!!
Bạn có thể nhịn ăn hằng tuần không chết, nhưng hãy thử nhịn thở một phút xem! Bộ máy hô hấp phải làm việc liên tục từ khi chào đời đến lúc trút hơi cuối cùng. Từ lúc sơ sinh đến khi trưởng thành, phổi tiếp tục phát triển như cây mọc thêm cành lá. Chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo và chức năng của phổi để bảo vệ cơ quan hô hấp quan trọng này nhé!
1. Vị trí và cấu tạo của phổi
Trong con người, phổi gồm có hai buồng phổi nằm bên trong lồng ngực, được bao bọc bởi các xương sườn chung quanh, phía dưới có cơ hoành ngăn giữa phổi và các cơ quan trong bụng như gan, dạ dày, lá lách. Giữa hai buồng phổi là khí quản (1) – là ống dẫn khí chính. Khí quản phân ra hai nhánh phế quản chính (2) (3). Quả tim nằm giữa hai phổi (trung thất), hơi trệch về bên trái.
Buồng phổi bên trái có 2 thùy (trái-trên (5a), trái-dưới (5b)), bên phải có 3 thùy (phải-trên (4a), phải-giữa (4b) và phải-dưới (4c)). Mỗi buồng phổi có một phế quản chính, một động mạch (8) và hai tĩnh mạch – những ống dẫn này chia như nhánh cây chi chít từ lớn ở giữa ngực (trung thất) đến cực nhỏ phía ngoài cùng của buồng phổi – kèm theo là các dây thần kinh và mạch bạch huyết.
Những ống dẫn khí lớn hơn như khí quản và phế quản lớn được nhiều vành sụn giữ cho cứng và có ít cơ trơn. Bên trong các ống có lát màng tế bào tiêm mao và một lớp màng nhầy mỏng trên các tế bào này. Chất nhầy giữ bụi, hạt phấn và các chất bẩn khác. Qua chuyển động của tiêm mao, chất bẩn bám theo màng nhầy được đẩy lên và đưa vào thực quản nuốt xuống dạ dày theo nước miếng.
Phổi được các xương sườn, xương sống, xương ức và các gân cơ của lồng ngực che chở. Hai lá phổi được bao bọc bởi một màng mỏng. Cơ quan này chiếm gần hết lồng ngực, tuy to nhưng xốp, có trọng lượng trung bình 300-475 g. Phổi phải to hơn phổi trái; ống phế quản phổi bên phải to và dốc nên dị vật hay rơi vào đây.
Phế quản là các ống dẫn không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Nó có hình như cành cây, chia nhánh đến các thùy phổi. Nhánh cuối cùng gọi là tiểu phế quản tận, được nối với các túi phế nang. Từ tiểu phế quản tận đến các phế nang là một đơn vị cơ bản của phổi (phải dùng kính hiển vi mới nhìn thấy được). Nó thực hiện độc lập các chức năng quan trọng nhất của bộ máy hô hấp.
Trọng lượng phổi của trẻ sơ sinh là 50-60 g và tăng 10 lần khi trưởng thành. Tổng số phế nang của trẻ sơ sinh là 30 triệu, tăng lên 10 lần khi 8 tuổi và 20-23 lần khi trưởng thành. Các nhánh phế quản lúc mới sinh còn ít, nhưng sau đó sẽ phân nhánh và tăng lên cho tới 10-17 thế hệ.
2. Chức năng của phổi
Không tế bào nào trong cơ thể hoạt động mà không cần đến những phân tử ôxy nhỏ bé mà phổi mang đến. Là cơ quan tiếp xúc với khí trời, có rất nhiều tác nhân gây bệnh ở ngoài môi trường xâm nhập nên phổi có nhiều chức năng nhằm chống lại các nguy cơ làm tổn thương mình.
Các mao mạch ở phế nang tạo thành một mạng lưới dày đặc, làm nhiệm vụ trao đổi khí – chức năng chính của phổi. Cùng đi với mạch máu là các dây thần kinh điều khiển các cơ trơn phế quản, làm cho phế quản giãn ra hoặc co lại. Toàn bộ mặt trong các phế quản và phế nang có niêm mạc bao phủ với lớp nhung mao rất mịn luôn rung chuyển để đưa các vật lạ ra ngoài.
Ở người lớn tầm vóc trung bình, thể tích khí lưu thông là 1,2 lít/phút, trong vòng 24 tiếng đồng hồ là hơn 1.700 lít. Thể tích máu ở trong các mao mạch phế nang là 250 ml. Nhờ sự chênh áp lực của ôxy và khí CO2 mà ôxy từ phế nang được chuyển vào máu, gắn vào các hồng cầu làm cho máu động mạch có màu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. Còn khí CO2 được chuyển ra phế nang, rồi theo các phế quản thở ra ngoài.
Người ta thường nghĩ phổi chỉ có chức năng trao đổi chất ôxy và CO2. Thực ra, mỗi tế bào phổi hoạt động như một nhà máy siêu nhỏ và đảm nhận những chức năng cực kỳ quan trọng, giúp cho cơ thể duy trì cuộc sống. Tế bào biểu mô (phủ lên toàn bộ lòng phế nang, phế quản) và tế bào nội mô (phủ lên nền mạch) như một hàng rào ngăn nước và các phân tử protein đi quá nhiều vào mô kẽ (tổ chức liên kết giữa màng phế nang và mao quản), tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp nhiều chất quan trọng. Trong mô kẽ có các tế bào miễn dịch; chúng tăng số lượng khi có bệnh lý, tạo kháng thể giúp chống vi khuẩn và tăng sức chống đỡ của cơ thể. Xác bạch cầu cùng với xác vi khuẩn chết được bài tiết ra ngoài dưới hình thức đờm.
Do phổi được cấu tạo bởi các thùy, phân thùy riêng biệt nên khi một thùy bị viêm nhiễm, các thùy còn lại sẽ tăng công suất, bù cho các tổ chức đã bị tổn thương. Khi cơ thể suy yếu, tác nhân gây bệnh mạnh, tổn thương có thể lan tỏa ra một phổi hay cả hai phổi, gây bệnh lý rất nặng.
Mỗi người nên biết tự bảo vệ phổi của mình cũng như cộng đồng bằng cách hạn chế ô nhiễm môi trường. Khi có nghi ngờ mắc bệnh hô hấp như sốt, ho, khạc đờm, khó thở, đau ngực…, phải đến cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh kịp thời.
Bạn tham khảo nhé:
Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường. Phổi có tính chất đàn hồi, xốp và mềm. Hai phổi phải và trái nằm trong lồng ngực, cách nhau bởi trung thất. Phổi phải lớn hơn phổi trái.Dung tích bình quân của phổi khoảng 5000ml khi hít vào gắng sức.
I. Hình thể ngoàiPhổi có dạng một nửa hình nón, được treo trong khoang màng phổi bởi cuống phổi và dây chằng phổi.
Phổi có hai mặt, một đỉnh, một đáy và hai bờ. Mặt sườn lồi, áp vào thành ngực. Mặt trong là giới hạn hai bên của trung thất. Đáy phổi còn gọi là mặt dưới, áp vào cơ hoành.
1. Đáy phổi
Nằm áp sát lên vòm hoành và qua vòm hoành liên quan với các tạng của ổ bụng, đặc biệt là với gan.
2. Đỉnh phổi
Nhô lên khỏi lỗ trên của lồng ngực.
Phía sau, đỉnh phổi ngang mức đầu sau xương sườn I. Phía trước, đỉnh phổi cao hơn phần trong xương đòn khoảng 3cm.
3. Mặt sườn
3.1. Đặc điểm chung của hai phổi
– Áp sát mặt trong lồng ngực, có vết ấn của các xương sườn.
– Có khe chếch chạy từ ngang mức gian sườn 3 ở phía sau xuống đáy phổi, chia phổi ra thành các thùy phổi. Mặt các thùy phổi áp vào nhau gọi là mặt gian thùy.
– Trên bề mặt phổi có các diện hình đa giác to, nhỏ khác nhau; đó là đáy của các tiểu thuỳ phổi là đơn vị cơ sở của phổi.
3.2. Đặc điểm riêng của từng phổi
– Phổi phải có thêm khe ngang, tách từ khe chếch, ngang mức gian sườn 4, nên phổi phải có ba thuỳ: trên, giữa và dưới.
– Phổi trái chỉ có khe chếch, nên phổi trái chỉ có hai thuỳ: trên và dưới. Ở phía trước dưới thuỳ trên, có một mẫu phổi lồi ra goi là lưỡi của phổi trái, ứng với phần thuỳ giữa của phổi phải.
4. Mặt trong
ặt trong hơi lõm, gồm hai phần:
– Phần sau liên quan với cột sống gọi là phần cột sống.
– Phần trước quây lấy các tạng trong trung thất, gọi là phần trung thất. Ở phổi phải, có một chỗ lõm gọi là ấn tim; còn phổi trái, có một hố sâu gọi là hố tim.
+ Giữa mặt trong của hai phổi, có rốn phổi hình vợt, cán vợt quay xuống dưới. Trong rốn phổi có các thành phần của cuống phổi đi qua như: phế quản chính, động mạch phổi, hai tĩnh mạch phổi, động mạch và tĩnh mạch phế quản, các dây thần kinh và hạch bạch huyết.
Ở rốn phổi phải, động mạch phổi nằm trước phế quản chính; còn ở phổi trái động mạch nằm trên phế quản chính. Hai tĩnh mạch phổi nằm trước và dưới phế quản chính.
+ Phía sau rốn phổi có rãnh tĩnh mạch đơn và ấn thực quản ở phổi phải và rãnh động mạch chủ ở phổi trái.
+ Phía trên rốn phổi có rãnh động mạch dưới đòn và rãnh thân tĩnh mạch cánh tay đầu.
5. Các bờ
5.1. Bờ trước
Là ranh giới giữa mặt sườn và mặt hoành. Bờ trước nằm gần đường giữa, kéo dài từ đỉnh phổi đến đầu trong sụn sườn VI ở phổi phải, ở phổi trái có khuyết tim nên bờ trước kéo dài từ đỉnh phổi đến đầu trong sụn sườn số IV thì vòng ra ngoài đến sụn sườn VI.
5.2. Bờ dưới
Gồm hai đoạn:
+ Đoạn cong là ranh giới giữa mặt sườn và mặt hoành. Đoạn này lách sâu vào ngách sườn hoành.
+ Đoạn thẳng là ranh giới giữa mặt trong và mặt hoành.
Sự phân chia của động mạch phổi
2.1. Thân động mạch phổi
Thân động mạch phổi bắt đầu đi từ lỗ động mạch phổi của tâm thất phải lên trên, sang trái và ra sau. Khi tới bờ sau quai động mạch chủ thì chia thành động mạch phổi phải và động mạch phổi trái.
2.2. Động mạch phổi phải
– Đi ngang sang phải, chui vào rốn phổi phải ở trước phế quản chính, rồi ra phía ngoài và cuối cùng ở sau phế quản.
– Động mạch phổi phải cho các nhánh bên có tên gọi tương ứng với các thùy hoặc phân thuỳ mà nó cấp huyết:
+ Nhánh động mạch thuỳ trên: chia các nhánh đỉnh, nhánh sau xuống, nhánh trước xuống, nhánh trước lên, nhánh sau lên.
+ Nhánh động mạch thuỳ giữa: chia các nhánh bên và nhánh giữa.
+ Nhánh động mạch thuỳ dưới: chia các nhánh đỉnh của thuỳ dưới, nhánh đáy giữa, nhánh đáy trước, nhánh đáy bên, nhánh đáy sau.
2.3. Động mạch phổi trái
– Ngắn và nhỏ hơn động mạch phổi phải, đi chếch lên trên sang trái, bắt chéo mặt trước phế quản chính trái, chui vào rốn phổi ở phía trên phế quản thuỳ trên trái.
– Động mạch phổi trái cũng cho các nhánh bên tương tự động mạch phổi phải, nhưng cũng có một vài điểm khác biệt:
+ Chỉ có một nhánh sau của thùy trên.
+ Nhánh ứng thùy giữa gọi là nhánh lưỡi, chia làm 2 là nhánh lưỡi trên và dưới.
3. Sự phân chia của tĩnh mạch phổi
– Hệ thống lưới mao mạch phế nang đổ vào tĩnh mạch quanh tiểu thùy, rồi tiếp tục thành những thân lớn dần cho tới các tĩnh mạch gian phân thùy hoặc tĩnh mạch trong phân thùy, các tĩnh mạch thùy, và cuối cùng họp thành hai tĩnh mạch phổi ở mỗi bên phổi, dẫn máu giàu ôxy đổ về tâm nhĩ trái. Hệ thống tĩnh mạch phổi không có van.
– Ngoài các tĩnh mạch đi trong các đơn vị phổi như động mạch, các tĩnh mạch phổi thường đi ở chu vi hoặc ranh giới giữa các đơn vị phổi.
– Hai tĩnh mạch phổi phải trên và trái trên nhận khoảng 4 hoặc 5 tĩnh mạch ở thuỳ trên (và giữa).
– Hai tĩnh mạch phổi phải dưới và trái dưới nhận toàn bộ các tĩnh mạch của thuỳ dưới.
4. Động mạch và tĩnh mạch phế quản
– Là thành phần dinh dưỡng của phổi.
– Động mạch phế quản nhỏ, là nhánh bên của động mạch chủ. Thường có một động mạch bên phải và hai ở bên trái.
– Tĩnh mạch phế quản đổ vào các tĩnh mạch đơn, một số nhánh nhỏ đổ vào tĩnh mạch phổi.
5. Bạch huyết
Gồm nhiều mạch bạch huyết chạy trong nhu mô phổi, đổ vào các hạch bạch huyết phổi, cuối cùng đổ vào các hạch khí quản trên và dưới ở chổ chia đôi của khí quản.
6. Thần kinh
– Hệ thần kinh giao cảm: xuất phát từ đám rối phổi.
– Hệ phó giao cảm: các nhánh của dây thần kinh lang thang.
III. Màng phổiLà một bao thanh mạc gồm hai lá: màng phổi thành và màng phổi tạng. Giữa hai lá là ổ màng phổi, hai ổ màng phổi riêng biệt không thông với nhau.
1. Màng phổi tạng
Màng phổi tạng mỏng, trong suốt bao phủ toàn bộ bề mặt của phổi, ngoại trừ rốn phổi và dính chặt vào nhu mô phổi, lách cả vào các khe gian thuỳ. Ở rốn phổi, màng phổi tạng quặt ra để liên tiếp với màng phổi thành.
2. Màng phổi thành
Màng phổi thành phủ lên toàn bộ các thành của khoang chứa phổi. Bao gồm:
– Màng phổi sườn: áp sát vào mặt trong lồng ngực, ngăn cách với thành ngực bởi lớp mô liên kết mỏng gọi là mạc nội ngực.
– Màng phổi trung thất: là giới hạn bên của trung thất đi từ xương ức phía trước đến cột sống phía sau, áp sát phần trung thất của màng phổi tạng. Ở rốn phổi, màng phổi thành quặt lên liên tục với màng phổi tạng. Ranh giới của đường quặt này không chỉ bao quanh cuống phổi mà còn kéo dài xuống dưới đến tận cơ hoành và các cơ quan lân cận. Chính vì vậy rốn phổi có hình chiếc vợt, cán vợt quay xuống dưới là phần mà màng phổi dính với nhau tạo nên dây chằng phổi.
– Màng phổi hoành: phủ lên mặt trên cơ hoành. Phần mạc nội ngực ở đây được gọi là mạc hoành màng phổi.
– Đỉnh màng phổi là phần màng phổi thành tương ứng với đỉnh phổi. Phần mạc nội ngực ở đây được gọi là màng trên màng phổi. Đỉnh màng phổi được các dây chằng treo đỉnh màng phổi cố định vào cột sống cổ, xương sườn, xương đòn.
– Ngách màng phổi: được tạo bởi hai phần của màng phổi thành. Có hai ngách màng phổi chính :
+ Ngách sườn hoành: do màng phổi sườn gặp màng phổi hoành.
+ Ngách sườn trung thất: do màng phổi sườn gặp màng phổi trung thất.
3. Ổ màng phổi
– Hai lá màng phổi liên tục với nhau ở rốn phổi giới hạn nên một khoang là ổ màng phổi. Bình thường hai lá màng phổi tiếp xúc với nhau nên ổ màng phổi là một khoang ảo.
– Mỗi phổi có một ổ màng phổi kín, riêng biệt, không thông nhau.
4. Mạch máu và thần kinh của màng phổi
– Động mạch: màng phổi thành được cấp máu bởi những nhánh của các động mạch kế cận: động mạch ngực trong, các động mạch gian sườn, các nhánh trung thất và các động mạch của cơ hoành. Màng phổi tạng được cấp máu từ các động mạch phế quản.
– Tĩnh mạch: đi kèm với động mạch.
– Thần kinh: màng phổi sườn được chi phối bởi các thần kinh gian sườn, màng phổi trung thất và màng phổi sườn được chi phối bởi những nhánh cảm giác của thần kinh hoành. Màng phổi tạng được chi phối thần kinh từ đám rối phổi.
(Nguồn tham khảo: ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ)