Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát

AE

Giải thích nguyên nhân nào người ta phải buộc dây xích vào bồn xe chở Xăng ( dầu ) và thả đầu kia của dây xích cho kéo lê trên mặt đất ?

giúp với.

TN
13 tháng 3 2017 lúc 21:29

Dùng dây xích sắt để tránh xảy ra cháy, nổ xăng. Vì ôtô chạy, ôtô cọ xát mạnh với không khí, làm nhiễm điện những phần khác nhau của ôtô. Nếu bị nhiễm điện mạnh, giữa các phần này phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng. Nhờ dây xích sắt là vật dẫn điện, các điện tích từ ôtô dịch chuyển qua nó xuống đất, loại trừ sự nhiễm điện mạnh.

Bình luận (0)
MN
15 tháng 3 2017 lúc 12:00

Khi xe chở xang hoạt động trên đường, do ma sát giữa thùng chứa xăng và không khí làm thùng xăng bị nhiễm điện. Nếu lượng tích điện quá lớn sẽ gây ra cháy; vì vậy thùng xăng có sợi dây xích kéo lê trên mặt đất để trung hòa lượng điện tích đã bám vào thùng xăng tránh được hiện tượng gây cháy

Bình luận (0)
TK
15 tháng 3 2017 lúc 22:31

Vì xăng là chất điện dễ cháy mà khi xe di chuyển thùng chứa xăng cọ sát với ko khí và bị nhiễm điện có thể phóng tia lửa điện gay cháy nổ nên ng ta lắp dây xích và kéo lê trên mặt đất để nó truyền điện xuống đất để cho thùng chứa xăng luôn trung hòa về điện

Bình luận (0)
VT
9 tháng 5 2017 lúc 14:19

người ta làm như vậy để chống nhiễm điện cho thùng xăng vì khi xe chở xăng di chuyển sẽ có sự va chạm giữa bình xăng và không khí hoặc giữa bình xăng và xe sẽ gây ra sự nhiễm điện đối với bình xăng nếu lượng điện tích này quá lớn sẽ gây ra hiện tượng phóng điện rất nguy hiểm có thể dẫn đến sự cháy nổ vì vậy người ta nối dây xích để làm vật truyền điện xuống mặt đất.

Bình luận (0)
HM
19 tháng 1 2018 lúc 19:33
Khi các xe bồn chạy trên đường chúng đã bị cọ xát với không khí làm thùng xăng tích điện. Xe chạy càng nhanh, càng lâu thì điện tích sẽ càng nhiều và một lúc nào đó sẽ phóng điện. Để tránh tình trạng này, người ta đã gắn vào thùng xăng một sợi xích sắt để kéo lê dưới mặt đất nhằm truyền các hạt điện tích xuống đất. Nên không gây cháy nổ.  
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Y7
Xem chi tiết
BX
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
LC
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết