Hướng dẫn soạn bài Những câu hát than thân

LH

- Giải thích khái niệm than thân, châm biếm  

- Áp dụng phương pháp phân tích một bài ca dao để phân bài ca số 2, 3 trong bài " Những câu hát than thân "

- Tìm 3 câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ " thân em " và so sánh sự giống và khác nhau về hình thúc và nội dung

giúp mik với các bn đang onl

HL
17 tháng 9 2016 lúc 15:42

-Khái niệm:

 + Than thân và châm biếm:

* Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.

- Phân tích bài ca dao 2 và 3

+Bài ca dao 2:

*Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2: thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác; thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn; thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi); thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.

Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

+ Bài ca dao 3:

- Trái bần, tên của loại quả đồng âm với từ bần có nghĩa là nghèo khó.

- Hình ảnh trái bần trôi nổi. Không những thế, nó còn bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần đã trôi nổi, lại càng bấp bênh vô định. Nó chỉ mong được dạt, được tấpvào đâu đó nhưng nào có được. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định được số phận của mình.

-  3 câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ '' thân em''

                                     - Thân em như hạt mưa sa

                                  Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

                                      -Thân em như hạt mưa rào 

                              Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

                                     - Thân em như trái bần trôi

                                Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
ES
Xem chi tiết
ES
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
QH
Xem chi tiết
DQ
Xem chi tiết
HC
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết