Ôn tập cuối năm phần số học

TX

giải bất phương trình

a.\(\dfrac{2x-3}{35}+\dfrac{x\left(x-2\right)}{7}>\dfrac{x^2}{7}-\dfrac{2x-3}{5}\)

b.\(\dfrac{6x+1}{18}+\dfrac{x+3}{12}\le\dfrac{5x+3}{6}+\dfrac{12-5x}{9}\)

2 Giải phương trình

a.3x-3=|2x+1|

b. \(\dfrac{\left|2x-1\right|}{x-1}+1=\dfrac{1}{x-1}\)

bạn nào giỏi giải cho mình vs, thực sự bất phương trình và phương trình mình ko hiểu tí nào khocroi, chiều mình thi rồi nên mấy bạn giải mình với nha, nếu rảnh thì giảng cho mk hiểu vs khocroi

CW
8 tháng 5 2017 lúc 7:28

Bài 1:

a) \(\dfrac{2x-3}{35}+\dfrac{x\left(x-2\right)}{7}>\dfrac{x^2}{7}-\dfrac{2x-3}{5}\)

{bước 1 là quy đồng bỏ mẫu, bạn chọn mẫu là BCNN của các mẫu số ở tất cả các phân thức trong BPT, phải chọn MC là BCNN vì số càng đơn giản càng dễ tính toán}

\(\Leftrightarrow2x-3+5x^2-10x>5x^2-14x+21\)

{chuyển vế}

\(\Leftrightarrow2x-10x+14x>21+3\) \(\Leftrightarrow6x>24\)

{chia cả 2 vế của bpt cho 6}

\(\Leftrightarrow x>4\)

Vậy nghiệm của BẤT phương trình là x>4

{bạn chú ý là bất phương trình chứ KHÔNG PHẢI là nghiệm của phương trình nhé}

cũng có thể kết luận thế này: Vậy S={x|x>4}

hay biểu diễn trên trục số (nếu đề yêu cầu)

{khi đã biểu diễn trên trục số thì bạn không cần phải kết luận như 2 cách trên nữa nhé, dư đấy.}

Bình luận (0)
CW
8 tháng 5 2017 lúc 8:28

1b)

\(\dfrac{6x+1}{18}+\dfrac{x+3}{12}\le\dfrac{5x+3}{6}+\dfrac{12-5x}{9}\)

{tương tự: quy đồng bỏ mẫu}

\(\Leftrightarrow12x+2+3x+9\le30x+18+48-20x\)

{chuyển vế các hạng tử}

\(\Leftrightarrow15x-10x\le66-11\)\(\Leftrightarrow5x\le55\)

{chia cả 2 vế cho 5}

\(\Leftrightarrow x\le11\)

Vậy \(x\le11\)

(cách kết luận như câu a, nói rồi không nói lại nhé ^^!)

Bình luận (0)
CW
8 tháng 5 2017 lúc 8:41

2a) \(3x-3=\left|2x+1\right|\)

(chia 2 trường hợp)

Th1: \(2x+1\ge0\Leftrightarrow x\ge-\dfrac{1}{2}\) {chỗ này có hiểu không?}

\(\Rightarrow3x-3=2x+1\)

\(\Leftrightarrow x=4\) (thỏa mãn) {thấy không, có gì khó đâu, chuyển vế ra ngay}

Th2: \(2x+1< 0\Leftrightarrow x< -\dfrac{1}{2}\)

\(\Rightarrow3x-3=-\left(2x+1\right)\Leftrightarrow3x-3=-2x-1\Leftrightarrow5x=2\)

\(\Leftrightarrow x=\dfrac{2}{5}\)(không thỏa mãn) {vì 2/5 > -1/2 . trái với đk ở trên nên không thỏa mãn nhé}

Vậy S={4}

cách kết luận 2: Vậy x=4

cách 3: vậy nghiệm của phương trình là 4

{không có biểu diễn trên trục số vì chẳng ai yêu cầu làm vậy đối với ĐẲNG THỨC}

--------------------

1a) bạn cũng có thể kết luận là: vậy x>4

--chỉ chọn 1 trong nhiều cách kết luận thôi nhé----

Bình luận (0)
CW
8 tháng 5 2017 lúc 9:05

2b)

\(\dfrac{\left|2x-1\right|}{x-1}+1=\dfrac{1}{x-1}\) (đk: \(x\ne1\))

{đề có phân thức chứa ẩn ở mẫu => đặt điều kiện}

\(\Leftrightarrow\left|2x-1\right|+x-1=1\) {chỗ này hiểu không? Không hiểu không đọc tiếp}

\(\Leftrightarrow\left|2x-1\right|=2-x\) {chuyển vế}

{chia 2 trường hợp tương tự như câu a - với đẳng thức dạng

|A| = B (A,B là các biều thức) , xét điều kiện đối với biểu thức trong dấu giá trị tuyệt đối}

-- chúc bạn may mắn, tôi thích câu cuối cùng trong câu hỏi trên: "giảng cho mk hiểu vs" . Đối với toán bạn phải hiểu bản chất chứ không phải học thuộc, muốn học được nó, chỉ có 1 con đường là hiểu nó. ---

Thanks for your reading. Good luck for you!

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
2S
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
ON
Xem chi tiết
QP
Xem chi tiết
AH
Xem chi tiết