Gợi ý: Làm rõ được 2 ý
1) 1 đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh
+Bố mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, bị lũ bạn trêu chọc, sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng
2) 1 đứa trẻ biết phân biệt đúng sai, có tình yêu thương mẹ mãnh liệt
Qua :
+Cuộc đối thoại với bà cô
+Lúc gặp lại mẹ...
+ Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng:
– Nguyên Hồng sinh năm 1918, quê ở Nam Định ông được mệnh danh là nhà văn của mọi phụ nữ và trẻ em, bởi trong văn của ông luôn ẩn chứa rất nhiều tình cảm cao đẹp, thiêng liêng dành cho những bà mẹ và trẻ thơ.
– Giới thiệu về tác phẩm: Cuốn hồi ký “Những ngày thơ ấu” được tác giả kể về quãng đời khi con nhỏ của mình. Một quãng đời có nhiều biến cố.
– Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là trích đoạn để lại nhiều xúc động và ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
+ Thân bài:
– Khái quát về nội dung tác phẩm? Câu chuyện kể về một em bé có tên là Hồng, em là kết quả của một cuộc hôn nhân không có tình yêu. Người cha của em thường xuyên đau ốm, bệnh tật, và là người nghiện thuốc phiện. Còn mẹ em một người phụ nữ trẻ đẹp phải chôn vùi những ngày tháng tuổi xuân của mình với người chồng lớn tuổi và nghiện ngập đó. Không khí gia đình cậu bé lúc nào cũng u ám, lạnh lẽo không bao giờ có một tiếng cười. Bé Hồng cũng vì thế mà trưởng thành và sống khép kín hơn những đứa trẻ cùng trang lứa khác.
– Giới thiệu nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ” ? Rồi khi cha bé Hồng mất. Mẹ em phải chịu sự hắt hủi, chèn ép của nhà chồng, cùng quẫn quá bà đã dứt áo ra đi bỏ lại em cho bà cô em chồng nuôi giúp. Cuộc sống của bé Hồng là cuộc sống thiếu vắng tình thương của cả cha lẫn mẹ phải sống với bà cô hà khắc, nghiệt ngã.
–Bé Hồng đã phải sống như thế nào? Em sống mà luôn phải che đậy đi tâm trạng thật của mình, phải luôn giả vờ như không quan tâm, không nhớ tới mẹ. Mặc dù trong thâm tâm em cũng như bao đứa trẻ khác luôn mong muốn tình yêu thương của mẹ, muốn được gần gũi với mẹ.
– Cuộc sống của bé Hồng khi phải sống cùng bà cô diễn ra như thế nào?Bà cô của bé Hồng là một người đàn bà nham hiểm, và luôn muốn chia cắt tình cảm mẹ của của bé. Có lần bà cô hỏi bé “Có muốn vào Thanh Hóa thăm mợ không?” Bé Hồng rất nhớ mẹ, bé muốn được gặp mẹ lắm nhưng hiểu rõ ý đồ của bà cô mình nên bé im lặng không trả lời. Bà cô tưởng bé khinh ghét mẹ mình nên đã nói những lời cay độc về mẹ của bé.
Trong lòng mẹ.
– Trong hoàn cảnh thường xuyên phải nghe bà cô mình lăng mạ, xỉ nhục mẹ mình tâm trạng bé Hồng như thế nào?Trong lúc nghe những lời nói không phải về mẹ mình bé vẫn luôn hiểu đó là những lời nói giả dối. Trong tâm trí em, trong tình yêu của em mẹ là một người đáng kính, trước mỗi lời thóa mạ lăng nhục của bà cô bé Hồng không thể làm gì được nên bé chỉ biết im lặng, và lặng lẽ khóc vì xót thương cho mẹ.
– Tình thương mẹ của bé Hồng thể hiện qua những biểu hiện nào?Tình thương của bé Hồng dành cho mẹ con được thể hiện qua đoạn khi bé gặp lại mẹ nhân ngày giỗ bố
– Cuộc gặp gỡ định mệnh của bé Hồng và mẹ diễn ra như thế nào? Hôm đó, nhân lúc tan trường về bé thấy một người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ của mình, nên bé liền chạy theo và gọi lớn từ xa. Đó là tiếng gọi tha thiết từ sâu thẳm nơi trái tim bé. Nó thoát ra sau bao nhiêu ngày dồn nén. Nó là tiếng lòng của một đứa trẻ luôn khát khao được sống gần mẹ được nghe mẹ hát ru đêm đêm và được mẹ vỗ về những khi buồn tủi.
– Tâm trạng của bé Hồng khi được gặp mẹ? Dù chỉ được gặp mẹ có một lúc, những giây phút vô cùng ngắn ngủi, nhưng đó là một niềm hạnh phúc to lớn, là niềm vui vô bờ bến của cậu bé. Được ngồi trong lòng mẹ dù chỉ một chút thôi ngắn ngủi vô cùng nhưng nó là món quà vô giá mà em đã phải mong chờ từ rất lâu nhưng hôm nay mới có dịp. Những lời hỏi thăm của mẹ dành cho em làm em sung sướng hạnh phúc, nó xóa tan đi những lời lẽ cay độc mà hàng ngày bà cô vẫn thường nhồi nhét vào tâm hồn trẻ thơ của em.
– Qua đây tác giả Nguyên Hồng muốn nhắn nhủ điều gì? Tình cảm mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng, không gì có thể chia cắt được. Sự vui mừng của bé Hồng khi gặp mẹ là tình cảm bị dồn nén bao lâu nay theo những dòng nước mắt của bé cứ chảy dài. Bé Hồng khóc và gục đầu vào lòng mẹ cảm giác ấm áp khi được gối đầu mình vào vòng tay ấm áp của mẹ thật dịu êm . Cảm giác ấy như một làn gió mát lành thổi vào tâm hồn trẻ thơ của em những cảm xúc vô cùng thiêng liêng, ngọt dịu.
+ Kết
Trích đoạn “Trong lòng mẹ” là một đoạn trích hay tác giả Nguyên Hồng đã sử dụng những từ ngữ chân thật, giản dị để kể lại cuộc gặp gỡ hiếm hoi nhưng xúc động. Qua đoạn trích người đọc thấy được tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và bé Hồng là vô bờ bến, không gì có thể ngăn cản, hay làm cho nó bị méo mó biến dạng. Dù thời gian có trôi đi thì người mẹ vẫn là bến bờ hạnh phúc, là tình yêu to lớn trong lòng mỗi đứa trẻ.
a. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyên Hồng và đoạn trích Trong lòng mẹ
Dẫn dắt vào vấn đề: nhân vật bé Hồng b.
b. Thân bài
Khái quát chung
“Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương, đăng trên báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm.
Đoạn trích “Trong lòng mẹ”; trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn đối với người mẹ bất hạnh.
Nhân vật bé Hồng trong đoạn trích
Phân tích
Khi xa mẹ:
Hoàn cảnh đáng thương của Hồng: mồ côi cha, mẹ đi làm ăn xa, ở với bà cồ độc ác.
Căm ghét những lời xúi bẩy độc địa của bà cô, những cổ tục lạc hậu làm khổ mẹ.
Những ngày xa mẹ: Hồng thương nhớ mẹ vô ngần, khao khát những giây phút được sống trong lòng mẹ.
Khi mẹ trở về:
Chợt thấy bóng ai giống mẹ liền chạy theo gọi mẹ.
Niềm vui sướng tràn ngập khi được gặp mẹ.
Được sống lại những cảm giác đê mê ngây ngất trong tình thương của mẹ.
c. Kết bài
Nêu cảm nhận, đánh giá chung về nhân vật
Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và cảm nhận của mỗi cá nhânGợi ý:
Đầu tiên nên khái quát qua hoàn cảnh của bé Hồng để dẫn dắt vào đề bài sau đó làm nỏi bật các ý sau:
-Trước hết, nhần vật bé Hồng trong đoạn trích mang đến cho người đọc cảm nhận về một cậu bé với một tuổi thơ cay đắng, bất hạnh, thiệt thòi:
+Nếu các dẫn chứng cụ thể
+Phân tích các dẫn chứng
+xen lẫn bộc lộ cảm xúc của chính bản thân minh
-Nhân vật bé Hồng còn để lại ấn tượng trong lòng người đọc về một cậu bé có tình yêu thương mẹ tha thiết:
+Nếu các dẫn chứng cụ thể
+Phân tích các dẫn chứng
+xen lẫn bộc lộ cảm xúc của chính bản thân minh
- Yêu thương mẹ, bé Hồng khao khát được gặp mẹ và sống trong lòng mẹ:
+Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ không chỉ thể hiện ở tình thương, nỗi nhớ mà còn được thể hiện cảm động ở những rung động, sung sướng đến cực điểm khi được nằm trong lòng người mẹ kính yêu mà cậu mong chờ đến mỏi mắt.
+Nếu các dẫn chứng cụ thể
+Phân tích các dẫn chứng
+xen lẫn bộc lộ cảm xúc của chính bản thân minh
=> Qua ngòi bút Nguyên Hồng, nhân vật bé Hồng để lại ấn tượng xúc động trong lòng người đọc về hình ảnh một đứa trẻ mồ côi, bất hạnh nhưng vẫn tỏa sáng trái tim yêu thương sâu sắc. Từ đó thức tỉnh người đọc một chân lí: tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao cả nhất bởi nó vượt lên mọi cảnh ngộ, bất chấp sự dập vùi, nó có thể mang đến niềm hạnh phúc, niềm tin cho con người trong cảnh đời khốn khổ, trái ngang. * Nghệ thuật: Viết về nỗi đau và niềm hạnh phúc trẻ thơ, ngòi bút Nguyên Hồng thể hiện rõ chất trữ tình. Điều đó thể hiện ở tình huống truyện cảm động, ở tình cảnh đáng thương của bé Hồng, ở dòng cảm xúc phong phú của nhân vật với nhiều cung bậc: xót xa, tủi nhục, căm giận sâu sắc, quyết liệt, yêu thương nồng nàn, tha thiết. Đặc biệt là ở ngòi bút miêu tả, biểu cảm tinh tế, sinh động qua các từ ngữ thể hiện tâm trạng, các so sánh gợi cảm và lời văn giàu cảm xúc. Một áng văn mà như một áng thơ, đậm đà hơn cả một áng thơ.
*LƯU Ý:CẦN PẢI CÓ TỪ NGỮ CHUYỂN TIẾP THÍCH HỢP