Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài 15 : Nước Âu Lạc (tiếp theo)

NT

Em có cảm xúc như thế nào khi đến thăm thành Cổ Loa ?

HQ
4 tháng 12 2017 lúc 15:26

Trở về với mảnh đất đầy những chiến công và lịch sử hào hùng lần thứ hai sau bẩy năm, thời gian đã làm đổi thay mọi thứ, mỗi lần mỗi cảm xúc nói đúng hơn là thật nhiều cảm xúc đan xen lẫn lộn. Là người ngay từ hồi đi học, khi nhận được điểm 5 môn Văn (trên thang điểm 10) là đã thấy vui lắm rồi nên tôi không biết phải bắt đầu diễn tả cảm xúc của mình từ đâu và như thế nào, bởi vì không phải điều gì mình nghĩ cũng nói hay viết ra thành lời được.
Lẩn tránh mãi đúng hơn là do sự quyết liệt của Giáo sư, Viện trưởng (chắc Giáo sư không có nhiều thời gian để nghe và hiểu được tâm trạng và cảm xúc của từng cán bộ, nhân viên của mình sau chuyến hành trình về địa chỉ đỏ nên GS muốn mọi người viết ra để GS sẽ dành thời gian đọc nó).Tôi đành mạnh dạn vậy?
Năm 2005, Tôi được Chi ủy và Lãnh đạo Viện giao nhiệm vụ dẫn đầu Đoàn của Viện Huyết học truyền máu Trung ương gồm 41 cán bộ, nhân viên tiêu biểu đi thăm miền Trung hay chính xác hơn là địa đạo Vịnh Mốc, nghĩa trang Trường Sơn, lần đó thật vui và cảm động, nhưng đọng lại trong Tôi chỉ một cảm xúc là sự hy sinh mất mát thật lớn lao của Đất nước một thời máu lửa. Tôi đã nghe nói về sự hy sinh này qua đài, báo, các bộ phim truyền hình tư liêu và truyện kể nhưng thực sự đứng ở giữa nghĩa trang Trường Sơn vào buổi chiều mưa năm ấy, giữa hàng vạn ngôi mộ tôi mới thực sự hiểu được cái giá của sự tự do độc lập, hôm đó Tôi được chứng kiến ca sĩ Thu Hiền (NSND) vừa khóc vừa hát cho đồng đội nghe Tôi đã không thể cầm được lòng mình bởi nghĩa tình đồng đội cảm động và sâu sắc quá. Lúc đó Tôi mới biết NSND Thu Hiền cũng là chiến sỹ Trường Sơn. Tôi không biết các anh hùng, liệt sỹ có nghe được tiếng hát tri ân của đồng đội mình hay không nhưng Tôi tin các anh mãi mãi là những người anh hùng bất tử trong trái tim cả dân tộc. Sau lần đi ấy, Tôi tự hứa với mình nhất định sẽ quay lại mảnh đất này một lần nữa.Chuyến đi đó của chúng tôi vì không có nhiều thời gian nên chúng tôi không qua thăm Thành cổ Quảng Trị được, một điều đáng tiếc nếu như không có bài hát của người con gái ấy. Trong một buổi liên hoan giao lưu với cán bộ khách sạn Cửa Tùng, giọng của người con gái đất Quảng hỏi nhỏ vào tai tôi: “Các Anh có qua thăm Thành Cổ không?” Tôi trả lời: “Không em ạ vì bọn anh không còn thời gian”, “Tiếc thật”; Tôi chưa kịp hiểu hết ý nghĩa của câu nói đó thì e nói tiếp: “Em sẽ đưa các anh về Thành Cổ qua lời một bài hát”. Chưa kịp trả lời, thì người con gái ấy đã cầm micrô và hát say sưa bài “Cỏ non Thành Cổ”. Tôi chưa hiểu hết lời của bài hát nhưng một cảm xúc thật khó diễn tả có lẽ vì là lần đầu tiên được một người con gái hát tặng và giai điệu cũng như lời của bài hát. Tôi rất muốn hát một bài để đáp lại nhưng thật tiếc tôi không biết hát, Tôi chỉ biết nói cảm ơn em, khi chia tay Tôi thầm mong sẽ được quay trở lại đây một lần nữa.
Thật may mắn năm 2012, kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sỹ Viện chúng tôi lại có kế hoạch về Quảng Trị để tri ân các anh hùng liệt sỹ. Tôi mừng quá và xin đăng ký đầu tiên. Lần này, chúng tôi đi đông hơn nhiều (235 người) vì thế kế hoạch cũng được chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt. Cảm xúc thật nhiều không biết diễn tả sao cho hết vì nó đan xen giữa cảm xúc cũ chưa hết thì cảm xúc mới đã xuất hiện. Chúng tôi đã đến được rất nhiều nơi nhưng thời gian đều rất gấp gáp, thậm chí chủ yếu là ngồi trên xe và đến các địa danh lịch sử, ngủ cũng được ít và vì thế Tôi cũng không có thời gian để tìm gặp người con gái ấy! Nhưng tôi đã đến được Thành Cổ Quảng Trị và Tôi đã cảm nhận sâu sắc hơn lời của bài “Cỏ non Thành Cổ”qua lời giới thiệu trầm ấm của người con trai xứ Huế, Anh là Giám đốc Ban Quản lý di tích Thành Cổ, Quảng Trị. Mặc dù rất bận nhưng biết Đoàn của Việt Huyết học truyền máu Trung Ương vào Anh đã dành thời gian để giới thiệu cho chúng tôi.
Điều thật đặc biệt là lần về Thành Cổ lần này, chúng tôi đã cùng nhau hát dâng tặng các anh hùng, liệt sỹ khúc hùng ca “Cây Thiên mệnh trong Thành Cổ Quảng Trị” do Giáo sư, Viện trưởng, Anh Hùng Lao Động, Nguyễn Anh Trí, người anh của Viện chúng tôi sáng tác. Tôi chắc mình cũng chưa thể hiểu hết được ý tứ của lời thơ, lời bài hát ấy. Tôi chỉ thấy nó thật đẹp, thật hào hùng và thật linh thiêng. Chắc chúng tôi khó có cơ hội lần nữa để được tham dự và chứng kiến những giây phút thiêng liêng và ấm cúng đầy chất tri ân này. Trong tôi có một cảm xúc rất lạ, rất khó tả, hình như cảm xúc của sự mất mát quá lớn nhưng đầy hào hùng, sự hy sinh cần phải có và có thể nói là được hy sinh cho dân tộc, thật tự hào vì được là một công dân của một dân tộc anh hùng và mãi mãi là như thế.
Một cảm xúc mà tôi cũng không thể quên được đó là chuyến đi về Xã Hải Thượng, Huyện Hải Lăng, Thành cổ Quảng Trị để bàn giao nhà tình nghĩa cho Mẹ Đào Thị Vơ mà Viện chúng tôi trao tặng. Thú thật lúc đầu Tôi chỉ nghĩ đây là việc bàn giao có tính chất thủ tục như bao lễ bàn giao khác nhưng khi đến nơi tôi thật sự bất ngờ nếu không muốn nói là quá bất ngờ vì nhiều điều Tôi không thể nghĩ tới. Vừa đến ngõ dáng một bà mẹ lưng hơi còng (Sau được giới thiệu chính là mẹ Đào Thị Vơ, nữ thanh niên xung phong Trường Sơn xưa) cùng anh em, hàng xóm ra đón chúng tôi; không chút xa lạ những cái ôm thật chặt, nụ cười rất tươi cứ như chúng tôi là người thân ở xa về. Một ngôi nhà cấp 4 không to nhưng còn mới, khang trang, sạch sẽ hiện ra với khoảng sân vừa phải kê những chiếc bàn đầy những sản phẩm quê hương như bánh gai, bánh bột lọc, nước ngọt,…Sau tôi mới biết đây cũng là buổi liên hoan mừng nhà mới, chỉ có điều chung tôi thì quá đông (gần 50 người) mà nể lòng người miền Trung hiếu khách nên chúng tôi đã ăn hết để vui lòng gia chủ.Cả chủ và khách đều thấy thật vui và thật ấm cúng.Thế mới biết không phải mâm cao cỗ đầy mới là quan trọng mà cái cốt lõi là ở nghĩa tình, ở lời chào và những tình cảm chân thành. Một lần nữa tôi lại hiểu thêm về cuộc sống của con người Quảng Trị đầy chất tâm hồn. Lễ bàn giao diễn ra thật ngắn gọn. Trong buổi lễ tôi biết được thêm nhiều điều: đây chính là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, là nơi mà Đồng chí Nguyễn Quốc Triệu nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế của chúng tôi sống, chiến đầu và được kết nạp Đảng, là mảnh đất kiên trung của cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc.Một điều nữa là chỉ 50 triệu đồng là đủ xây một căn nhà không to nhưng cũng đủ dùng và thật đẹp, viện tôi có gần 600 cán bộ, mỗi người chỉ cần tiết kiệm gần 100 ngàn, thì thêm một gia đình nữa sẽ có ngôi nhà khang trang để ở, tôi thấy cần phải làm việc này thường xuyên hơn để có thêm gia đình được có nhà.
Cảm xúc giữa hai chuyến đi của tôi thật nhiều, mỗi địa danh mà tôi đã đến đều có nhiều thay đổi, nhưng một điều Tôi thấy không thay đổi đó là tấm lòng người Quảng Trị nói riêng, cũng như người miền Trung sao chân chất và tình người đến như vậy? Có lẽ trên mảnh đất hào hùng chứng kiến sự hy sinh lớn lao của các anh hùng, liệt sỹ mà người dân ở đây hiểu được cái giá trị của cuộc sống mà họ đang có, mặc dù còn gian khổ lắm, còn nhiều khó khăn lắm nhưng sao thật niềm nở, hiếu khách, nhẹ nhàng và chân tình đến thế!
Quảng Trị xa về khoảng cách mà Tôi vẫn thấy sao thật gần!

Bình luận (0)
HQ
4 tháng 12 2017 lúc 15:27

Chúng tôi đến thăm Cổ Loa, với một ít hiểu biết về lịch sử của thời đại: "VIỆT NAM THỜI DỰNG NƯỚC" và mang trong mình cả một thiên huyền thoại về chuyện tình Mỵ Châu – Trọng Thủy. Chúng tôi đến Cổ Loa vào một ngày mùa xuân, bầu trời trong xanh, nắng nhẹ và mơn man gió.

Hơn 2000 năm trôi qua, một thời lịch sử mông muội của thưở khai thiên lập quốc của người Việt không được lịch sử ghi lại nhiều. Các nhà khoa học Lịch sử trong đó có nhà Sử học Dương Trung Quốc đã bỏ công nghiên cứu, vẫn chưa thống nhất được thời gian vua An Dương Vương xây thành cũng như sự thật lịch sử và yếu tố hoang đường trong các câu chuyện kể về thời đại dựng nước này. Tất cả những ai trong chúng ta, đã từng học, từng đọc, từng nghe kể về truyền thuyết An Dương Vương xây thành với bi kịch phản gián sớm nhất Việt Nam, từng bồi hồi cảm xót chuyện công chúa Mỵ Châu với “trái tim lầm lỡ vì yêu”…, tất cả đều được hình thành nên từ huyền thoại mà người xưa đã tưởng tượng. Những tài liệu lịch sử để lại quá ít ỏi, lại có nhiều mâu thuẫn. Nhưng, vẫn còn đó những di chỉ cổ xưa, khiến chúng ta tin chắc rằng Thành Cổ Loa, nó thực sự tồn tại.

Chúng tôi biết rằng vào năm 207 TCN, An Dương Vương nối ngôi vua Hùng, sát nhập các bộ tộc Âu Việt – Lạc Việt để lập nên nước Lạc Việt. Ông cho xây thành Cổ Loa xoắn Ốc giữ nước. Từ đây nước Việt bắt đầu có tên riêng, có bờ cõi riêng và có trung tâm chính trị kinh tế văn hóa riêng, tiếp nối truyền thống 4000 năm dựng nước và giữ nước mà dân ta thường tự hào.

Truyền thuyết kể rằng: 10 năm xây thành, cứ đến sáng ra công sức hôm trước bị phá hủy do bàn tay vô hình nào đó khiến nhà vua rất nhọc lòng. Sau, được Thần Kim Quy mách bảo là do con yêu tinh Bạch Kê Tinh giả tiếng gà gáy sớm để các yêu nữ về trời sớm, rồi cùng yêu quái hợp sức phá phá thành. An Dương Vương bèn đến bến đò nơi Bạch Kê Tinh hay giả cô gái đẹp sát hại dân lành chém chết Bạch Kê Tinh, từ đó việc xây thành nhanh chóng hơn.

Nhưng sự thật lịch sử: Thành Cổ Loa được xây dựng do tài trí thông mình của người Việt Cổ.

Truyền thuyết kể rằng: nhờ Thần Kim Quy giúp sáng tạo nên “nỏ thần” bắt một phát chết hàng vạn tên địch, nhờ vậy nước Âu Lạc buổi đầu đứng vững trước sự thôn tính của giặc Phương Bắc. Triệu Đà, dùng kế phản gián, giả cầu hôn con là Trọng Thủy cho công chúa Mỵ Châu. Mỵ Châu ngây thơ tin yêu Trọng Thủy, không biết được rằng qua Âu Lạc lần này Trọng Thủy còn một nhiệm vụ thâm hiểm đánh cắp những bí mật nước Âu Lạc. Nàng bày vẽ cho Trọng Thủy tất cả bí mật nỏ thần, của thành Cổ Loa. Sau khi thông hiểu tất cả, Triệu Đà chế tạo nỏ thần giống hệt, và xua quân qua đánh chiếm Cổ Loa. An Dương Vương thua trận bỏ thành Cổ Loa. Cũng chính vì tin yêu Trọng Thủy, nàng còn chỉ Trọng Thủy cứ theo dấu lông ngỗng mà tìm nàng và vua cha. Được Thần Kim Quy chỉ dẫn “giặc ở sau lưng nhà vua ấy”, An Dương Vương tỉnh ngộ rút gươm chém chết Mỵ Châu và tự vẫn.

Nhưng sự thật Lịch sử chính là phản ánh Sau khi xây thành Cổ Loa, nước Âu Lạc chỉ được hòa bình một thời gian ngắn. Vua Triệu Đà phương Bắc mấy phen nhòm ngó nước ta nhưng buổi đầu thất bại do có Cổ Loa thành cao hào sâu, và nhiều tướng giỏi, vị vua anh hùng An Dương Vương lãnh đạo. Về sau, An Dương Vương chủ quan không cảnh giác nên bị lộ bí mật quân thành và để giặc ăn cắp được bí mật về nỏ và mũi tên đồng. Sau cùng Cổ Loa thất thủ, nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà.

Bước vào xã Cổ Loa, ngôi đền đầu tiên mà tôi đi thăm chính là đền thờ vị tướng Cao Lỗ. Ngôi đền uy nghi, to lớn, cách không xa “hoàng triều” của An Dương Vương. Theo lời bác trông coi ngôi đền, đây là ngôi đền thờ vị đại tướng Cao Lỗ, tương truyền là người đã sáng tạo, và vận hành nỏ thần, đã bao lần đánh tan quân xâm lược của Triệu Đà. Ở trước ngôi đền, có một ao rộng, có một bức tượng vị tướng khai quốc công thần Cao Lỗ gương cao chiếc nỏ trong hùng dũng lạ thường…Tôi nghĩ, một tướng Cao Lỗ tài giỏi, lại có thành cao hào sâu, sự đồng lòng của dân Việt, Triệu Đà bao phen không chiếm nổi thành mới dùng kế thâm. Kết cục của vị tướng Cao Lỗ không được nhắc đến trong truyền thuyết, tôi tin rằng, ông chắc chắn rất đau khổ khi không được chết trên sa trường với một trận đấu sòng phẳng, mà chết vì bởi kế sách thâm hiểm của giặc phương Bắc.

Men theo con đường đất đỏ trong làng Cổ Loa, nhiều nhà cao tầng, dấu hiệu của cuộc sống hiện đại, tôi vẫn nghĩ về nơi đây ngày xưa chỉ là những con đường đất nhỏ, xung quanh cây cối um tùm, và người dân Việt thở sơ khai; đàn ông đống khố, đàn bà mặc váy, làm ruộng đánh ca vui chơi an hưởng cuộc sống thành bình buổi đầu khai quốc.

Đi độ nửa km, đến cổng thành Cổ Loa, đi qua cổng thành là đến phần dinh thự, tương truyền đây là triều đình của An Dương Vương. Cổng thành , những đền, miếu được xây dựng vào thời Nguyễn, có thể người xưa từ những di chỉ mục nát để mà trùng tu lại, tôi vẫn tin rằng sự tồn tại của cùm thành quách, đền đài triều đình là có thật. Đền thờ vua An Dương Vương, đền thờ Hoàng hậu, đền thờ các vị công thần đu nằm trong khu vực này.

Trước cổng thành là một chiếc hồ khá rộng, giữa hồ có một cái giếng nước rộng, nước trong xanh Trọng Thủy sau khi cùng vua cha đánh chiếm Cổ Loa, nghĩ về thời vợ chồng mặn nồng, tiếc thương Mỵ Châu khôn nguôi. Chàng hối lỗi vì đã lợi dụng sự tin yêu của nàng, Trọng Thủy ôm xác vợ, nhảy xuống giếng tự vẫn. Xung quanh bờ hồ ngày nay, những lùm cây xanh, những chiếc ghế đá. Biết bao vật đổi sao giời, biến động của thời gian, di chỉ thành Cổ Loa vẫn còn đó, cái giếng vẫn còn đó, câu chuyện Mỵ Châu ngây thơ vì yêu mà đến nổi “cơ đồ đắm biển sâu” vẫn in hằn trong tâm trí người Việt. Người ta xót thương Mỵ Châu, đồng người người dân Việt chẳng bao giờ quên những dè chừng từ người láng giềng mạnh mẽ phương Bắc lại dùng kế sách thâm hiểm thêm lần nữa…

Chúng tôi đi vòng trên những con đường đất đỏ phía ngoài thành. Ngày xưa đây chính là những đoạn tường thành. Xen kẽ những đường đất là những lạch, xưa kia là con sông Hoàng Giang, xưa là hào xen kẻ cổng thành Cổ Loa, nay vì phù sa bồ đắp mà trở thành những hồ nước nhỏ. Quan sát tổng quát, chúng tôi vẫn nhận ra được tường thành xoáy trôn ốc vây lấy trung tâm hoàng thành. Những dấu ấn của thời hiện đại lấp dần những dấu tích xưa kia còn sót lại, chúng tôi chợt thầm tiếc. Không biết vài chục năm sau, con cháu chúng ta có còn có dịp về lại Cổ Loa để chiêm ngưỡng những công trình do ông cha để lại mà tự hào gốc tích của mình hay không?

Chúng tôi vào sâu trong thành Cổ Loa để đến đền thờ Mỵ Châu, nàng công chúa đáng thương hơn là đáng tội. Khu di tích thờ công chú Mỵ Châu rộng lớn, chiếc am thờ nàng nhỏ hơn, nằm khiêm tốn về phía trái nhà chính. Trước am, có một chiếc cổng nhỏ đầy cây, đầy hoa. Toàn khuôn viên ngập tràn bóng mát từ tán của cây cây đa cổ xưa, tương truyền được Ngô Quyền trồng cách hơn ngàn năm sau.

Trong am có tượng Mỵ Châu cụt đầu, làm cho chúng tôi bất giác nghĩ lại câu chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy. Mỵ Châu, nàng đang yên nghỉ, và sẽ tiếp tục yên nghỉ, sẽ chẳng có ai trách nàng, tôi tin rằng những trái tim đầy nhân ái của người Việt sẽ tha thứ cho nàng, bởi vì chỉ nàng quá ngây thơ, và tin vào tình yêu của chính mình. Chúng tôi đã có may mắn được trực tiếp chiêm ngưỡng và chạm vào hòn đá Mỵ Châu với hi vọng sẽ mang lại sức khỏe niềm vui và may mắn. Khi chạm tay vào nền đá lóng lánh và hơi lạnh, người ta không khỏi chạnh lòng thương nàng Mỵ Châu cả tin.

Có lẽ, cả khu di tích Cổ Loa nói chung và am Mỵ Châu nói riêng không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc cổ, những hiện vật khảo cổ có giá trị mà còn bởi mối tình bi thương nổi tiếng Mỵ Châu - Trọng Thủy. Phải chăng vẻ huyền bí của Loa thành được tăng thêm một phần bởi những truyền thuyết nửa hư nửa thực ấy.

Loa thành là di sản văn hóa, là bằng chứng về sự sáng tạo và trình độ của người Việt lúc bấy giờ. Đối với người dân nơi đây, ngày nay Cổ Loa vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và sinh hoạt văn hóa. Hằng năm, vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, và nhất là để ghi ơn An Dương Vương.

Chúng tôi đến thăm Cổ Loa, với một ít hiểu biết về lịch sử của thời đại: "VIỆT NAM THỜI DỰNG NƯỚC" và mang trong mình cả một thiên huyền thoại về chuyện tình Mỵ Châu – Trọng Thủy. Chúng tôi đến Cổ Loa vào một ngày mùa xuân, bầu trời trong xanh, nắng nhẹ và mơn man gió.

Hơn 2000 năm trôi qua, một thời lịch sử mông muội của thưở khai thiên lập quốc của người Việt không được lịch sử ghi lại nhiều. Các nhà khoa học Lịch sử trong đó có nhà Sử học Dương Trung Quốc đã bỏ công nghiên cứu, vẫn chưa thống nhất được thời gian vua An Dương Vương xây thành cũng như sự thật lịch sử và yếu tố hoang đường trong các câu chuyện kể về thời đại dựng nước này. Tất cả những ai trong chúng ta, đã từng học, từng đọc, từng nghe kể về truyền thuyết An Dương Vương xây thành với bi kịch phản gián sớm nhất Việt Nam, từng bồi hồi cảm xót chuyện công chúa Mỵ Châu với “trái tim lầm lỡ vì yêu”…, tất cả đều được hình thành nên từ huyền thoại mà người xưa đã tưởng tượng. Những tài liệu lịch sử để lại quá ít ỏi, lại có nhiều mâu thuẫn. Nhưng, vẫn còn đó những di chỉ cổ xưa, khiến chúng ta tin chắc rằng Thành Cổ Loa, nó thực sự tồn tại.

Chúng tôi biết rằng vào năm 207 TCN, An Dương Vương nối ngôi vua Hùng, sát nhập các bộ tộc Âu Việt – Lạc Việt để lập nên nước Lạc Việt. Ông cho xây thành Cổ Loa xoắn Ốc giữ nước. Từ đây nước Việt bắt đầu có tên riêng, có bờ cõi riêng và có trung tâm chính trị kinh tế văn hóa riêng, tiếp nối truyền thống 4000 năm dựng nước và giữ nước mà dân ta thường tự hào.

Truyền thuyết kể rằng: 10 năm xây thành, cứ đến sáng ra công sức hôm trước bị phá hủy do bàn tay vô hình nào đó khiến nhà vua rất nhọc lòng. Sau, được Thần Kim Quy mách bảo là do con yêu tinh Bạch Kê Tinh giả tiếng gà gáy sớm để các yêu nữ về trời sớm, rồi cùng yêu quái hợp sức phá phá thành. An Dương Vương bèn đến bến đò nơi Bạch Kê Tinh hay giả cô gái đẹp sát hại dân lành chém chết Bạch Kê Tinh, từ đó việc xây thành nhanh chóng hơn.

Nhưng sự thật lịch sử: Thành Cổ Loa được xây dựng do tài trí thông mình của người Việt Cổ.

Truyền thuyết kể rằng: nhờ Thần Kim Quy giúp sáng tạo nên “nỏ thần” bắt một phát chết hàng vạn tên địch, nhờ vậy nước Âu Lạc buổi đầu đứng vững trước sự thôn tính của giặc Phương Bắc. Triệu Đà, dùng kế phản gián, giả cầu hôn con là Trọng Thủy cho công chúa Mỵ Châu. Mỵ Châu ngây thơ tin yêu Trọng Thủy, không biết được rằng qua Âu Lạc lần này Trọng Thủy còn một nhiệm vụ thâm hiểm đánh cắp những bí mật nước Âu Lạc. Nàng bày vẽ cho Trọng Thủy tất cả bí mật nỏ thần, của thành Cổ Loa. Sau khi thông hiểu tất cả, Triệu Đà chế tạo nỏ thần giống hệt, và xua quân qua đánh chiếm Cổ Loa. An Dương Vương thua trận bỏ thành Cổ Loa. Cũng chính vì tin yêu Trọng Thủy, nàng còn chỉ Trọng Thủy cứ theo dấu lông ngỗng mà tìm nàng và vua cha. Được Thần Kim Quy chỉ dẫn “giặc ở sau lưng nhà vua ấy”, An Dương Vương tỉnh ngộ rút gươm chém chết Mỵ Châu và tự vẫn.

Nhưng sự thật Lịch sử chính là phản ánh Sau khi xây thành Cổ Loa, nước Âu Lạc chỉ được hòa bình một thời gian ngắn. Vua Triệu Đà phương Bắc mấy phen nhòm ngó nước ta nhưng buổi đầu thất bại do có Cổ Loa thành cao hào sâu, và nhiều tướng giỏi, vị vua anh hùng An Dương Vương lãnh đạo. Về sau, An Dương Vương chủ quan không cảnh giác nên bị lộ bí mật quân thành và để giặc ăn cắp được bí mật về nỏ và mũi tên đồng. Sau cùng Cổ Loa thất thủ, nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà.

Bước vào xã Cổ Loa, ngôi đền đầu tiên mà tôi đi thăm chính là đền thờ vị tướng Cao Lỗ. Ngôi đền uy nghi, to lớn, cách không xa “hoàng triều” của An Dương Vương. Theo lời bác trông coi ngôi đền, đây là ngôi đền thờ vị đại tướng Cao Lỗ, tương truyền là người đã sáng tạo, và vận hành nỏ thần, đã bao lần đánh tan quân xâm lược của Triệu Đà. Ở trước ngôi đền, có một ao rộng, có một bức tượng vị tướng khai quốc công thần Cao Lỗ gương cao chiếc nỏ trong hùng dũng lạ thường…Tôi nghĩ, một tướng Cao Lỗ tài giỏi, lại có thành cao hào sâu, sự đồng lòng của dân Việt, Triệu Đà bao phen không chiếm nổi thành mới dùng kế thâm. Kết cục của vị tướng Cao Lỗ không được nhắc đến trong truyền thuyết, tôi tin rằng, ông chắc chắn rất đau khổ khi không được chết trên sa trường với một trận đấu sòng phẳng, mà chết vì bởi kế sách thâm hiểm của giặc phương Bắc.

Men theo con đường đất đỏ trong làng Cổ Loa, nhiều nhà cao tầng, dấu hiệu của cuộc sống hiện đại, tôi vẫn nghĩ về nơi đây ngày xưa chỉ là những con đường đất nhỏ, xung quanh cây cối um tùm, và người dân Việt thở sơ khai; đàn ông đống khố, đàn bà mặc váy, làm ruộng đánh ca vui chơi an hưởng cuộc sống thành bình buổi đầu khai quốc.

Đi độ nửa km, đến cổng thành Cổ Loa, đi qua cổng thành là đến phần dinh thự, tương truyền đây là triều đình của An Dương Vương. Cổng thành , những đền, miếu được xây dựng vào thời Nguyễn, có thể người xưa từ những di chỉ mục nát để mà trùng tu lại, tôi vẫn tin rằng sự tồn tại của cùm thành quách, đền đài triều đình là có thật. Đền thờ vua An Dương Vương, đền thờ Hoàng hậu, đền thờ các vị công thần đu nằm trong khu vực này.

Trước cổng thành là một chiếc hồ khá rộng, giữa hồ có một cái giếng nước rộng, nước trong xanh Trọng Thủy sau khi cùng vua cha đánh chiếm Cổ Loa, nghĩ về thời vợ chồng mặn nồng, tiếc thương Mỵ Châu khôn nguôi. Chàng hối lỗi vì đã lợi dụng sự tin yêu của nàng, Trọng Thủy ôm xác vợ, nhảy xuống giếng tự vẫn. Xung quanh bờ hồ ngày nay, những lùm cây xanh, những chiếc ghế đá. Biết bao vật đổi sao giời, biến động của thời gian, di chỉ thành Cổ Loa vẫn còn đó, cái giếng vẫn còn đó, câu chuyện Mỵ Châu ngây thơ vì yêu mà đến nổi “cơ đồ đắm biển sâu” vẫn in hằn trong tâm trí người Việt. Người ta xót thương Mỵ Châu, đồng người người dân Việt chẳng bao giờ quên những dè chừng từ người láng giềng mạnh mẽ phương Bắc lại dùng kế sách thâm hiểm thêm lần nữa…

Chúng tôi đi vòng trên những con đường đất đỏ phía ngoài thành. Ngày xưa đây chính là những đoạn tường thành. Xen kẽ những đường đất là những lạch, xưa kia là con sông Hoàng Giang, xưa là hào xen kẻ cổng thành Cổ Loa, nay vì phù sa bồ đắp mà trở thành những hồ nước nhỏ. Quan sát tổng quát, chúng tôi vẫn nhận ra được tường thành xoáy trôn ốc vây lấy trung tâm hoàng thành. Những dấu ấn của thời hiện đại lấp dần những dấu tích xưa kia còn sót lại, chúng tôi chợt thầm tiếc. Không biết vài chục năm sau, con cháu chúng ta có còn có dịp về lại Cổ Loa để chiêm ngưỡng những công trình do ông cha để lại mà tự hào gốc tích của mình hay không?

Chúng tôi vào sâu trong thành Cổ Loa để đến đền thờ Mỵ Châu, nàng công chúa đáng thương hơn là đáng tội. Khu di tích thờ công chú Mỵ Châu rộng lớn, chiếc am thờ nàng nhỏ hơn, nằm khiêm tốn về phía trái nhà chính. Trước am, có một chiếc cổng nhỏ đầy cây, đầy hoa. Toàn khuôn viên ngập tràn bóng mát từ tán của cây cây đa cổ xưa, tương truyền được Ngô Quyền trồng cách hơn ngàn năm sau.

Trong am có tượng Mỵ Châu cụt đầu, làm cho chúng tôi bất giác nghĩ lại câu chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy. Mỵ Châu, nàng đang yên nghỉ, và sẽ tiếp tục yên nghỉ, sẽ chẳng có ai trách nàng, tôi tin rằng những trái tim đầy nhân ái của người Việt sẽ tha thứ cho nàng, bởi vì chỉ nàng quá ngây thơ, và tin vào tình yêu của chính mình. Chúng tôi đã có may mắn được trực tiếp chiêm ngưỡng và chạm vào hòn đá Mỵ Châu với hi vọng sẽ mang lại sức khỏe niềm vui và may mắn. Khi chạm tay vào nền đá lóng lánh và hơi lạnh, người ta không khỏi chạnh lòng thương nàng Mỵ Châu cả tin.

Có lẽ, cả khu di tích Cổ Loa nói chung và am Mỵ Châu nói riêng không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc cổ, những hiện vật khảo cổ có giá trị mà còn bởi mối tình bi thương nổi tiếng Mỵ Châu - Trọng Thủy. Phải chăng vẻ huyền bí của Loa thành được tăng thêm một phần bởi những truyền thuyết nửa hư nửa thực ấy.

Loa thành là di sản văn hóa, là bằng chứng về sự sáng tạo và trình độ của người Việt lúc bấy giờ. Đối với người dân nơi đây, ngày nay Cổ Loa vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và sinh hoạt văn hóa. Hằng năm, vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, và nhất là để ghi ơn An Dương Vương.

Bình luận (0)
NT
14 tháng 12 2017 lúc 12:42

LẠC đề rồi mấy cj ơi ! Đọc kĩ đề hộ e cái

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
KK
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
DY
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết