Hướng dẫn soạn bài Mẹ tôi

NM

Dựa vào văn bản "Mẹ tôi", cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ.

mk cần rất gấp!!!!

NH
1 tháng 9 2019 lúc 8:32

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ. Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này.
Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40,của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nư khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của 1 người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như 1 dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như 1 ân huệ, 1 điều đương nhiên. Trong con mắt 1 đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến 1 lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn 1 cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, 2 gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ. Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bớ cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sóng trong 1 thế giới không có mẹ, Không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? … Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có 1 bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là 1 khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện 1 tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giữ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này.

Vì vậy đừng bao giờ chúng ta phải làm buồn lòng mẹ. Vì mẹ là tất cả!!!

Bình luận (0)
H24
1 tháng 9 2019 lúc 9:09

1. Mở bài:

- Người mẹ có vai trò đặc biệt lớn lao đối với con cái. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất.

- Bài văn Mẹ tôi trích từ cuốn Những tấm lòng cao cả của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi là bài học sâu sắc, thấm thía về đạo làm con.

2. Thân bài: Nêu cảm nghĩ về tác phẩm

- Cốt truyện của tác phẩm: Tác phẩm được trình bày dưới hình thức của một lá thư mà bố En-ri-cô viết cho con của mình khi thấy con mình đã có thái độ vô lễ với mẹ.

- Cảm nhận về bức thư người cha gửi cho En-ri-cô: Để nhắc nhở En-ri-cô, người bố đã viết một bức thư, trong đó một phần bộc lộ tâm trạng, thái độ của mình đối với lỗi lầm mà người con đã tạo ra.

+ Lỗi lầm của En-ri-cô: Ham chơi hơn ham học, thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà.

+ Thái độ của bố trước lỗi lầm của con trai:

Buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ. Tức giận vì đứa con trong phút nông nổi đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ. Nhắc lại cho con nhớ công lao to lớn và tình thương yêu, đức hi sinh cao cả của mẹ… Muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình và xin lỗi mẹ, hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

+ Lời khuyên thấm thía của người cha:

Khuyên con hãy nhớ rằng không ai có thể thay thế được người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người. Nhắc cho con nhớ: Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó. Yêu cầu con phải xin lỗi mẹ bằng thái độ thành khẩn và cầu xin mẹ hôn con để cho chiếc hôn ấy xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Khẳng định: Bố rất yêu con nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn lá thấy con bội bạc với mẹ.

- Cảm nhận về cậu bé En-ri-cô sau khi đọc thư của bố: Có thể thấy, những đứa trẻ nói chung và cậu bé En-ri-cô nói riêng đều mang trong mình sự bồng bột, nông nổi

- Cảm nhận về người bố của En-ri-cô: Chúng ta có thể thấy bố của En-ri-cô đại diện cho cách giáo dục con cái đúng đắn

- Cảm nhận về hình ảnh người mẹ của En-ri-cô: Đó là người mẹ luôn tận tụy, cao cả, hi sinh hết lòng và thương yêu vô bờ bến đối với En-ri-cô.

3. Kết bài

- Bài văn được thể hiện dưới hình thức một bức thư bố gửi cho con. Giọng điệu vừa nghiêm khắc, vừa ân cần, tha thiết.

- Bài văn đề cập đến đạo làm con. Kính yêu, biết ơn cha mẹ là biểu hiện cụ thể của lòng hiếu thảo, là thước đo phẩm giá của mỗi con người.

- Đặc biệt, tác phẩm đã thể hiện được sự tiếp thu, trưởng thành trong nhận thức của con cái sau những sai lầm mà chúng gây ra.

Bình luận (0)
VT
1 tháng 9 2019 lúc 9:57

Tham khảo:

Trong hai văn bản " cổng trường mở ra " và " mẹ tôi " nhà văn đã gợi hình ảnh người mẹ giàu tình cảm, dành những điều tốt đẹp ấy cho con mình . Hình ảnh người mẹ đưa con tới trường , dăn dò con , chăm sóc con trước khi vào lớp trong văn bản " cổng trường mở ra " như người mẹ đang tưởng nhớ lại ngày đầu đi học của chính mình . Nhưng còn hơn sự hồi hộp , lo lắng của ngày khai giảng mà mẹ từng trải qua . Đến lúc con mình phải bước trên con đường của chính mình , những kí ức ấy từ đâu ạt vào bên mẹ.

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta , người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử ( mẹ con )là tình cảm thiêng liêng nhất , nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó.Bài " mẹ tôi " của nhà văn Ét - môn - đô đờ A - mi - xi trích trong cuốn sách " Những tấm lòng cao cả " được viết dưới hình thức là một bức thư là một bài học cảm động , sâu sắc về tình nghĩa mẹ con .

Tác giả đã không thuật lại hành vi phạm lỗi của En - ri - cô thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc En-ri-cô đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết một bức thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình .

Trước hết , người bố tỏ thái độ buồn bực về sự hỗn láo của con mình như một nhát dao đâm vào tim , còn giận dữ vì người con đã quên công lao sinh thành , dưỡng dục của người mẹ kính yêu .Thật hạnh phúc cho những đứa con được nâng niu , khôn trong vòng tay nâng niu của mẹ .Mẹ là người đáng tin , che chở cho mỗi người con . Nếu có ai cố ý vô tình lên tình mẫu tử ( mẹ con ) thì người đó không đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời . Tác giả đã gợi lên hình ảnh " người mẹ" với những câu văn đầy cảm súc.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
TP
1 tháng 9 2019 lúc 20:17

Mở bài:

Giới thiệu về mẹ.
Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.

Thân bài

– Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
– Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,…).
– Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,…).
– Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôin ủng hộ ta.
– Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( thật tha thiết, bao la và ấm áp,…).
– Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).
– Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).

Kết bài

Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.
Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương, luôn ở bên con.

Bình luận (0)
LT
8 tháng 9 2019 lúc 17:15

Mẹ tôi là văn bản được trích trong cuốn truyện dành cho thiếu nhi Những tấm lòng cao cả của Ét-môm-đô đơ A-mi-xi, đây đồng thời cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Văn bản thể hiện tấm lòng cao cả của ngưởi mẹ đối với đứa con thân yêu của mình.

Bức thư do bố En-ri-cô viết trong hoàn cảnh En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ, người bố viết thư này giúp En-ri-cô suy nghĩ, nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của mình.

Để En-ri-cô nhận ra lỗi lầm của mình trước hết người cha thể hiện thái độ đau buồn, giận dữ và có phần thất vọng. Thái độ đó được thể hiện rõ qua những lời văn gay gắt, từ ngữ mạnh mẽ: “con đã thiếu lễ độ với mẹ” “bố không thể nén cơn tức giận” . Trong đoạn đầu bức thư ông đã hết sức nghiêm khắc trước những lỗi lầm của con, thậm chí ông còn cảnh cáo: “Việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa”. Lời lẽ nghiêm khắc, thái độ dứt khoát dù có đôi chút nặng nề nhưng đã tác động phần nào đến nhận thức của En-ri-cô.

Để En-ri-cô nhận ra sự thiếu lễ độ với mẹ là hoàn toàn sai trái, bức thư đã gợi lên hình ảnh dịu dàng, hiền hậu của mẹ, một hình ảnh bình dị mà vô cùng lớn lao.

Trước hết, mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình.

Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở. Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó” .

Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta thấy người mẹ với tình yêu thương bao la, cao cả có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ đối với mình.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MP
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
KS
Xem chi tiết