Bài 36 : Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ

SK

Dựa vào hình 36 (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng.

H24
31 tháng 3 2017 lúc 22:14

a/ Các nguồn TNTN:
-Có nhiều loại khoáng sản: VLXD, cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu, than ở Nông Sơn, dầu khí đã được ở thềm lục địa cực NTB.
-Tiềm năng thủy điện có thế xây dựng các nhà máy công suất trung bình và nhỏ.
-Có nhiều nguyên liệu từ nông, lâm, thuỷ sản tạo điều kiện phát triển CN chế biến.
-CSHT: có đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 1 chạy dọc từ Bắc tới Nam, 1 số cảng biển, sân bay quan trọng…
-Nguồn nhân lực khá dồi dào.
-Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước.
b/ Hiện trạng phát triển và phân bố:
- Hình thành các trung tâm công nghiệp trong vùng, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Dung Quất, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết => công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông-lâm-thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng, VLXD, hóa dầu.
- Bước đầu thu hút đầu tư nước ngoài vào hình thành các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.
*Hạn chế: cơ sở năng lượng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp mặc dù đang được giải quyết như: sử dụng điện từ đường dây 500 kv, xây dựng một số nhà máy thuỷ điện quy mô trung bình: thuỷ điện sông Hinh (Phú Yên), Hàm Thuận-Đa Mi (Bình Thuận), Vĩnh Sơn (Bình Định), A Vương (Quảng Nam), dự kiến xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở nước ta tại vùng này.
-Với việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhất là Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội góp phần thúc đẩy công nghiệp của vùng ngày càng phát triển.

Bình luận (0)
AT
31 tháng 3 2017 lúc 22:21

a) Các nguồn tài nguyên phát triển công nghiệp

- Khoáng sản:

+ Chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa).

+ Vàng ở Bồng Miêu (Quàng Nam), Vĩnh Thạnh (Bình Định).

+ Đá axít: Quy Nhơn, Phan Rang.

+ Dầu khí đã được khai thác trên thềm lục địa ở cực Nam Trung Bộ.

+ Ngoài ra còn có sắt (Quảng Ngãi); titan ở Bình Định, Khánh Hòa; mica ở Đà Nẵng; môlipđen ở Ninh Thuận; Asen: Bình Thuận; Uranium: Quảng Nam; graphit: Quảng Ngãi, Bình Định.

Các loại khoáng sản trên có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển các ngành công nghiệp như khai khoáng, luyện kim, vật liệu xây dựng....

- Nguồn nước: Có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông nhỏ, ngắn và dốc, có giá trị trong việc cung cấp nước cho nhiều ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, hóa chât, nhuộm, giấy,... Trên một số sông, có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ.

- Tài nguyên rừng: Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 38,9%, trong đó hơn 97% là rừng gỗ. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến gỗ và các lâm sản khác.

- Tài nguyên biển: Biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Các tỉnh đều có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy hải sản.

- Tài nguyên đất và khí hậu tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

b) Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng

- Công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông - lâm - thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng. Trong vùng có một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình như Sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), tương đối lớn như Hàm Thuận - Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam).

- Đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp ven biển Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết. Hiện đang đầu tư xây dựng khu kinh lế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết