Tập làm văn lớp 9

MA

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Đối với giới trẻ ngày nay, việc sử dụng thường xuyên chiếc điện thoại thông minh như một phần không thể thiếu. Song việc giới trẻ lạm dụng và bị phụ thuộc vào nó đang là một thực trạng đáng bàn. Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại để tán gẫu, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến,…; không còn hứng thú với những trò chơi ngoài trời, với những quyển sách, các hoạt động phong trào… Những người trẻ có thể ngồi “chém gió” thâu đêm với bạn bè nhưng lại không thể dành chút thời gian để tâm sự, nói chuyện cùng cha mẹ, người thân trong gia đình. Gia đình trở nên lạnh nhạt, xa cách, thiếu quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Tình trạng không chuyên tâm học hành, bạo lực học đường, lối sống lệch lạc …. Xuất hiện ngày càng nhiều cũng một phần có lý do từ việc ảnh hưởng của thế giới ảo đó.

DT
5 tháng 7 2019 lúc 21:30

a) Vì b

+Các bạn trẻ dành hầu hết thời gian lang thang trên internet mà lãng quên cuộc sống thực ngoài kia khiến cho cá mối quan hệ trở nên xa cách

" Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại để tán gẫu, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến,…; không còn hứng thú với những trò chơi ngoài trời, với những quyển sách, các hoạt động phong trào… Những người trẻ có thể ngồi “chém gió” thâu đêm với bạn bè nhưng lại không thể dành chút thời gian để tâm sự, nói chuyện cùng cha mẹ, người thân trong gia đình. Gia đình trở nên lạnh nhạt, xa cách, thiếu quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. "

+Ảnh hưởng đến nhân cách con người

"Tình trạng không chuyên tâm học hành, bạo lực học đường, lối sống lệch lạc …."

Bình luận (0)
H24
5 tháng 7 2019 lúc 21:47

Vì nó làm ảnh hưởng đến nhân cách con người, đồng thời làm cho con người ta bị stress

Dẫn chứng : Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại để tán gẫu, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến,…; không còn hứng thú với những trò chơi ngoài trời, với những quyển sách, các hoạt động phong trào… Những người trẻ có thể ngồi “chém gió” thâu đêm với bạn bè nhưng lại không thể dành chút thời gian để tâm sự, nói chuyện cùng cha mẹ, người thân trong gia đình. Gia đình trở nên lạnh nhạt, xa cách, thiếu quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Tình trạng không chuyên tâm học hành, bạo lực học đường, lối sống lệch lạc ….

Bình luận (0)
BT
5 tháng 7 2019 lúc 21:02

câu hỏi đâu cậu

Bình luận (0)
MA
5 tháng 7 2019 lúc 21:07

câu hỏi của câu trên là

a)tại sao tác giả cho rằng giới trẻ đã lạm dụng và bị phụ thuộc vào chiếc điện thoại thông minh

Bình luận (0)
KH
5 tháng 7 2019 lúc 21:12

a. Vì do những hiện tượng và sự tác động tiêu cực đã ảnh hưởng đến trẻ khi sử dụng điện thoại

Dẫn chứng: ( Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại để tán gẫu, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến,…; không còn hứng thú với những trò chơi ngoài trời, với những quyển sách, các hoạt động phong trào… Những người trẻ có thể ngồi “chém gió” thâu đêm với bạn bè nhưng lại không thể dành chút thời gian để tâm sự, nói chuyện cùng cha mẹ, người thân trong gia đình. Gia đình trở nên lạnh nhạt, xa cách, thiếu quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Tình trạng không chuyên tâm học hành, bạo lực học đường, lối sống lệch lạc …. )

Bình luận (0)
KM
5 tháng 7 2019 lúc 21:14

Tham khao:

1. Mở bài

- Hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều trang bị cho con em mình điện thoại di động để liên lạc, hoặc truy cập mạng Internet tìm tư liệu học tập.

- Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt.

2. Thân bài

a) Giải thích

- Điện thoại di động, còn gọi là điện thoại cầm tay, là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà ĐTDĐ thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển.

- Điện thoại di động chính thức ra đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1973, mang tên Motorola Dyna Tac, phát minh bởi nhà sáng chế John F. Mitchell và Martin Cooper. Motorola Dyna Tac mang hình dáng gần giống điện thoại di động ngày nay mặc dù vẫn còn khá cồng kềnh (nặng khoảng 1 kg) và không phổ biến. Từ đó đến nay, chiếc điện thoại di động phát triển không ngừng phát triển theo hướng nhỏ gọn hơn rất nhiều tổ tiên của nó và ngày càng được tích hợp nhiều chức năng hơn chứ không còn đơn thuần là nghe và gọi.

b) Bàn luận

(1) Thực trạng

- Điện thoại đang được học sinh sử dụng phổ biến trong nhiều trường học:

+ Sử dụng điện thoại chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học, để nhắn tin nói chuyện riêng; trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó…

+ Sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)...

(2) Nguyên nhân

- Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại di động trở thành vật không thể thiếu đối với con người

- Nhiều gia đình có điều kiện, chiều con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình

- Học sinh lười học, ý thức chưa tốt.

- Thiếu hiểu biết, lạm dụng các chức năng của điện thoại

(3) Hậu quả

- Sử dụng điện thoại trong giờ học: không hiểu bài, hổng kiến thức, sử dụng trong các giờ kiểm tra: tạo ra thói quen lười biếng, ỷ lại…

- Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.

(4) Biện pháp khắc phục:

- Bản thân học sinh cần có ý thức tự giác trong học tập; cần biết sống có văn hóa, có đạo đức, hiểu biết pháp luật.

- Gia đình: quan tâm hơn tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục con em…

- Nhà trường, xã hội: siết chặt hơn trong việc quản lí.

c) Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức: Nhận thức được những ưu, nhược mà điện thoại mang lại cho con người để sử dụng chúng một cách hiệu quả, đem lại ích lợi cho cuộc sống, công việc cũng như trong học tập.

- Hành động:

+ Biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình, trang bị những kỹ năng sống cần thiết.

+ Sử dụng điện thoại đúng mục đích.

+ Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.

+ Luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với luật pháp, đạo đức.

3. Kết bài

Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá. Đừng lãng phí tiền bạc, bởi làm ra đồng tiền không hề dễ dàng. Tương lai của bạn như thế nào đều phụ thuộc vào những giờ học trên lớp của bạn đó – Đừng để điện thoại huỷ hoại cuộc sống của mình, các bạn nhé!

Bình luận (0)
H24
5 tháng 7 2019 lúc 21:28

a. Tham khảo:

Trong thời đại smartphone nhan nhản như hiện nay, không khó để bắt gặp hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học, đi làm, đi mua sắm, đi ăn, đi ngủ, thậm chí là trong lúc chờ đèn đỏ, chờ xe bus hay đi bộ qua đường.

Giới trẻ đã thực sự sử dụng smartphone một cách thông minh?

Việt Nam nằm trong top 20 nước có số người sử dụng internet cao nhất thế giới (Ảnh minh họa)

Theo thống kê “Báo cáo tổng quan thị trường di động Việt Nam đầu năm 2017” do Công ty Appota công bố, Việt Nam nằm trong top 20 nước có số người sử dụng internet cao nhất thế giới với 49 triệu người kết nối internet. Số người chỉ sử dụng điện thoại để truy cập internet ở Việt Nam, đặc biệt là ở độ tuổi từ 18 – 34 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với tỷ lệ người chỉ sử dụng máy vi tính hoặc sử dụng nhiều thiết bị khác nhau.

Thống kê cũng cho thấy, người sử dụng internet bằng điện thoại tại Việt Nam chủ yếu dành nhiều thời gian để vào mạng xã hội (59%), xem video (54%), nghe nhạc (43%), chơi game (28%), trong khi đó những hoạt động khác như kiểm tra email, mua sắm, tìm kiếm thông tin sản phẩm… chiếm tỷ lệ khá thấp.

Xét ở một khía cạnh nào đó, việc sử dụng smartphone có thể giúp con người giải trí và tận hưởng cơ hội để thoát khỏi những áp lực trong cuộc sống thực tế. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng smartphone vào mục đích đó, chúng ta không những không khai thác được hết tính năng của smartphone một cách hiệu quả mà còn lạm dụng, phụ thuộc và vô hình chung trở thành “nô lệ” cho các công ty phát hành ứng dụng.

Giới trẻ đã thực sự sử dụng smartphone một cách thông minh?

Nếu chỉ sử dụng smartphone vào mục đích giải trí, chúng ta không những không khai thác được hết tính năng của smartphone một cách hiệu quả mà còn lạm dụng, phụ thuộc và vô hình chung trở thành “nô lệ” cho các công ty phát hành ứng dụng (Ảnh minh họa)

Nhiều người nghĩ rằng việc chơi game hoặc sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Instagram… đều không phải trả tiền, nhưng sự thực các ứng dụng và nền tảng đó không hề miễn phí. Chưa kể những thông tin cá nhân mà chúng ta cung cấp cho một công ty để đổi lấy một sản phẩm như ứng dụng hay một tài khoản đều là thứ rất có giá trị. Chúng đều được các công ty sử dụng để kiếm bộn tiền.

Để có thể hiểu rõ hơn, hãy thử làm một phép tính đơn giản. Nếu như việc cung cấp thông tin cá nhân của mỗi người dùng đáng giá khoảng 1000 USD/người/năm nhân với số lượng người sử dụng facebook tại Việt Nam là 35 triệu người và con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh chóng, vậy thì facebook chắc chắn sẽ thu về hàng tỉ đô la – một con số rất đáng xem xét. Và như vậy, trong khi bạn đang mải mê chụp mấy tấm hình selfie vớ vẩn để đăng lên facebook và ngồi chờ xem bức hình của mình được bao nhiêu “like’, hay cắm cúi, miệt mài cày game từ sáng đến tối thì họ – những nhà phát hành ứng dụng đang nằm ở nhà và đếm tiền mệt nghỉ.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chúng ta không trở thành những nô lệ tình nguyện của internet, smartphone nói chung và các công ty phát hành ứng dụng nói riêng? Nhận thấy tiềm năng và cơ hội này, nhiều bạn trẻ Việt đã và đang làm chủ công nghệ, tận dụng và phát triển nó để sinh lời. Trường hợp của Nguyễn Hà Đông với game Flappy Bird 3 năm trước là một ví dụ. Nhiều thông tin cho rằng sản phẩm này đã mang về cho tác giả hơn 1 tỉ đồng (khoảng 50.000 USD). Nhiều bạn trẻ khác cũng sử dụng mạng xã hội như một phương tiện để bán hàng hoặc lập ra các fanpage và được các nhà sản xuất, các nhà quảng cáo truyền thông qua mạng mua hoặc thuê lại, từ đó thu về một khoản lợi nhuận không hề nhỏ.

Không đủ tiềm lực để làm chủ như các bạn trẻ kể trên, song cũng có không ít người đã tận dụng các ứng dụng có trên smartphone để kiếm thêm thu nhập. Từ khi cơn bão Grab, Uber đổ bộ vào Việt Nam, nhiều người đã lựa chọn trở thành tài xế, xe ôm “công nghệ cao”. Không lo tìm kiếm khách hàng, chỉ cần có xe máy và một chiếc smartphone, họ đã có thể kiếm được bạc triệu qua những cuốc xe thông qua ứng dụng, sau khi đã trừ tự động phí chiết khấu vào ví tài khoản điện tử.

Hay như một số bạn trẻ đã sử dụng Hozo – một ứng dụng liên kết việc làm thời vụ để tìm việc và thuê người làm thời vụ – cũng là một minh chứng cho việc áp dụng công nghệ một cách hiệu quả vào đời sống. Thông qua ứng dụng này, chỉ với vài thao tác đơn giản và trong một khoảng thời gian nhanh chóng, người dùng có thể tìm được người làm phù hợp để giúp mình giải quyết các việc vặt như giúp việc theo giờ, phục vụ, vận chuyển, đóng gói hàng… Về phía người tìm việc, họ cũng sẽ có lượng công việc ổn định, hoàn toàn chủ động nhận việc và linh động về thời gian, từ đó có thêm nguồn thu nhập đáng kể. Theo số liệu thống kê của Tonish Việt Nam – đơn vị phát hành ứng dụng, nhiều người đã kiếm được trung bình 5 – 10 triệu đồng/tháng bằng cách đăng ký và làm các công việc được đăng tải thường xuyên trên ứng dụng. Số tiền tuy không quá lớn nhưng cũng mang lại giá trị không hề nhỏ trong thời buổi kinh tế còn khó khăn và nhiều lao động nhàn rỗi như hiện nay.

Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc của chiếc điện thoại thông minh và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người. Với sự phổ biến của smartphone ở Việt Nam hiện nay, người Việt có thêm nhiều cơ hội để xây dựng các ứng dụng và sử dụng nó một cách hữu ích. Nó có thể tích cực hoặc tiêu cực, có thể biến chúng ta thành người chủ giàu có hoặc giúp những người làm thuê có thể kiếm thêm thu nhập. Nhưng nó cũng có thể biến chúng ta thành những thây ma nô lệ, điều đó còn dựa vào cách tiếp nhận sự phát triển công nghệ của mỗi người. Hơn cả, người Việt nói chung và bản thân giới trẻ nói riêng cũng phải tự ý thức được hai mặt tốt xấu của smartphone để trở thành người dùng điện thoại thông minh một cách thông minh.

Bình luận (0)
BT
5 tháng 7 2019 lúc 21:31

Vì điện thoại làm ảnh hưởng tiêu cực đến lứa trẻ

+ Sử dụng điện thoại chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học, để nhắn tin nói chuyện riêng; trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó…

+ Sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TK
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
HS
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
MD
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết