Câu 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường
A. Bị hắt trở lại môi trường cũ. B. Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Câu 2: Pháp tuyến là đường thẳng
A. Tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.
B. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc vuông tại điểm tới.
C. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới.
D. Song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 3: Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.
C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới. D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.
Một gương nhỏ phản xạ ánh sáng mặt trời lên trần nhà (có dạng vòm tròn tâm tại gương) tạo ra một vệt sáng cách gương 6m.Khi gương quay một góc \(20^o\)(quanh trục qua điểm tới và vuông góc với mặt phẳng tới) thì vệt sáng dịch chuyển trên vòm (trần nhà) một cung có độ dài bao nhiêu?????
Nêu cách vẽ ảnh của một điểm sáng và vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính tạo bởi TKHT và TKPK
#CÁC_CẬU_TRẢ_LỜI_DÙM_MÌNH_NHANH_NHÉ_MÌNH_ĐANG_CẦN_ÔN_TẬP_GẤP
Câu 1: Căn cứ vào đặc điểm nào về cấu tạo của máy biến thế để phân biệt giữa máy tăng thế và máy hạ thế.
Câu 2: Có 3 người đi thử mắt:
Người A nhìn rõ được các vật cách mắt từ 50cm trở ra.
Người B nhìn rõ được các vật cách mắt từ 25cm trở ra.
Người C nhìn rõ được các vật cách mắt từ 50cm trở lại.
Hỏi mắt người nào bình thường? Mắt người nào cận, mắt người nào lão?
Câu 3: Trình bày khái niệm về cảm ứng điện từ, nêu một ví dụ về cảm ứng điện từ vào kĩ thuật.
Câu 4:Giải thích ngắn gọn hiện tượng khi đưa chiếc đũa vào 1 cốc nước ta thấy chiếc đũa bị gãy gấp khúc tại mặt nước
Một vật phẳng nhỏ AB đặt trước một màn M. Giữa vật và màn có một thấu kính hội tụ O tiêu cự f1 và một thấu kính phân kì L tiêu cự 10cm. Giữ vật và màn cố định, rồi dịch chuyển hai thấu kính, người ta tìm được một vị trí của O và một tính chất đặc biệt là: dù đặt L ở trước hay ở sau O và cách O cùng một khoảng l=30cm, thì ảnh của AB vẫn rõ nét trên màn. Khi L ở ngay trước O ( nghĩa là ở giữa AB và O) thì ảnh có độ cao h1=1,2cm và khi L ở sau O thì ảnh có độ cao h2 = 4,8cm. Hãy tính:
a. Tiêu cự f1 của thấu kính hội tụ O.
b. Khoảng cách từ thấu kính O đến vật và màn.
Một điểm sáng S ở cách màn ảnh 1 khoảng L. trong khoảng giữa S và màn đặt 1 TK H.tụ O1 sao cho trục chính của TK đi qua S và ⊥ với màn. TK có rìa hình tròn.
a, khi L=100cm, xê xịch TK trong khoảng giữa S và màn ta chỉ tìm được 1 vị trí của TK mà tại đó có ảnh rõ nét của S trên màn. Tìm vị trí TK và tính tiêu cự TK
b, Khi L=81cm, xê xịch TK trong khoảng vật và màn 1 khoảng b thì vệt sáng trên có bán kính min. tìm b.
Một vật sáng AB có dạng một đoạn thẳng đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ sao cho điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 15cm. Tiêu cự của thấu kính bằng 10cm.
a) Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB không cần đúng tỷ lệ và cho biết tính chất của ảnh?
b) Dựa vào hình vẽ hãy xác định vị trí của ảnh?
Câu 1: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm. Một vật thật AB cách thấu kính 40cm. Ảnh thu được là
A. ảnh thật, cách thấu kính 40cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật.
B. ảnh thật, cách thấu kính 20cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật.
C. ảnh thật, cách thấu kính 40cm, cùng chiều vật và độ cao bằng vật.
D. ảnh ảo, cách thấu kính 10cm, cùng chiều vật và lớn hơn vật.
Câu 2: Khi nói về hình dạng của thấu kính phân kì, nhận định nào sau đây là SAI?
A. Thấu kính có hai mặt đều là mặt cầu lồi.
B. Thấu kính có một mặt phẳng, một mặt cầu lõm.
C. Thấu kính có hai mặt cầu lõm.
D. Thấu kính có một mặt cầu lồi, một mặt cầu lõm, độ cong mặt cầu lồi ít hơn mặt cầu lõm.
Câu 3: Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính phân kì bằng
A. tiêu cự của thấu kính. B. hai lần tiêu cự của thấu kính.
C. bốn lần tiêu cự của thấu kính. D. một nửa tiêu cự của thấu kính.
Câu 4: Tia tới song song trục chính một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15cm. Tiêu cự của thấu kính này là
A. 15cm. B. 20cm. C. 25cm. D. 30cm.
Câu 5: Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là
A. 12,5cm. B. 25cm. C. 37,5cm. D. 50cm.
Câu 6: Để có tia ló song song với trục chính của một thấu kính phân kỳ thì
A. tia tới song song trục chính.
B. tia tới đi qua tiêu điểm cùng phía với tia tới so với thấu kính.
C. tia tới có phần kéo dài qua tiêu điểm khác phía với tia tới so với thấu kính.
D. tia tới bất kì có hướng không qua các tiêu điểm.
Câu 7: Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là
A. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.
D. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.
Câu 8: Đối với thấu kính phân kỳ, khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính
A. ở tại quang tâm.
B. ở cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
C. ở khác phía so với vật.
D. ở rất xa so với tiêu điểm.
Câu 9: Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ giống nhau ở chỗ
A. đều cùng chiều với vật. B. đều ngược chiều với vật.
C. đều lớn hơn vật. D. đều nhỏ hơn vật.
Câu 10: Nếu đưa một vật ra rất xa thấu kính phân kỳ thì ảnh của vật
A. di chuyển gần thấu kính hơn. B. có vị trí không thay đổi.
C. di chuyển ra xa vô cùng. D. có khoảng cách đến thấu kính bằng tiêu cự.
Câu 11: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ
A. càng lớn và càng gần thấu kính. B. càng nhỏ và càng gần thấu kính.
C. càng lớn và càng xa thấu kính. D. càng nhỏ và càng xa thấu kính.
Câu 12: Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F. Ảnh A’B’ có độ cao là h’ thì
A. h = h’. B. h = 2h’. C. h’ = 2h. D. h < h’.
Đặt vật sáng có độ cao h, vuông gốc với trục chính của THKT có tiêu cự f, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính một khoảng bằng d. Ảnh A'B' của vật AB có độ cao h' và hứng được trên màn cách thấu kính khoảng d'.
a). Chứng minh rằng độ phóng đại của k = \(\frac{A'B'}{AB}=\frac{h'}{h}=\frac{d'}{d}\)
b). Chứng minh mối liên hệ giữa tiêu cự của thấu kính, khoảng cách từ vật đến thấu kính và khoảng cách từ ảnh đến thấu kinh tuân theo biểu thức \(\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}\)