Chương III- Quang học

MN

#CÁC_CẬU_TRẢ_LỜI_DÙM_MÌNH_NHANH_NHÉ_MÌNH_ĐANG_CẦN_ÔN_TẬP_GẤP khocroi

Câu 1: Căn cứ vào đặc điểm nào về cấu tạo của máy biến thế để phân biệt giữa máy tăng thế và máy hạ thế.

Câu 2: Có 3 người đi thử mắt:

Người A nhìn rõ được các vật cách mắt từ 50cm trở ra.

Người B nhìn rõ được các vật cách mắt từ 25cm trở ra.

Người C nhìn rõ được các vật cách mắt từ 50cm trở lại.

Hỏi mắt người nào bình thường? Mắt người nào cận, mắt người nào lão?

Câu 3: Trình bày khái niệm về cảm ứng điện từ, nêu một ví dụ về cảm ứng điện từ vào kĩ thuật.

Câu 4:Giải thích ngắn gọn hiện tượng khi đưa chiếc đũa vào 1 cốc nước ta thấy chiếc đũa bị gãy gấp khúc tại mặt nước

LL
1 tháng 5 2017 lúc 9:26

1,Căn cứ vào số vòng dây của cuộn dây sơ cấp n1 và cuộn dây thứ cấp n2.
Khi n1 > n2 máy hạ thế
Khi n1 < n2 máy tăng thế

2, mắt người A là mắt lão

mắt người B bình thường

mắt người C là mắt cận

3,-Là hiện tượng xuất hiện dòng điện trong cuộn dây dẫn kín khi có sự chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây đó (hoặc: số đường sức từ qua nó biến thiên).
VD -Chế tạo máy phát điện xoay chiều.

-Chế tạo máy biến áp...

4,Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Bình luận (1)
NT
17 tháng 5 2017 lúc 14:01

câu 1:

-Để phân biệt được máy biến thế và hạ thế thì ta dựa vào số vòng dây của 2 cuộn thứ cấp và sơ cấp, vì số vòng dây và hiệu điện thế tỷ lệ thuận với nhau.

-Nếu: \(n_1>n_2\Rightarrow u_1>u_2\) vậy máy này là máy hạ thế

\(n_1< n_2\Rightarrow u_1< u_2\) vậy máy này là máy tăng thế

câu 2;

-Người A mắt bị lão

-Người B mắt bình thường

-Người C mắt cận

Bình luận (0)
NT
17 tháng 5 2017 lúc 14:17

câu 3: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín với nam châm có sự chuyển động như nhau giữa cuộn dây và nam châm (gọi là biến thiên) được gọi là dòng điện cảm ứng và hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

vd: Máy phát điện xoat chiều,....

câu 4: Hiện tượng ta thấy là chiếc đũa bị gãy gấp khúc tại mặt nước đó là không phải chiếc đũa bị gãy mà ánh sáng do chiếc đũa mang theo bị gãy. Khi ta bỏ chiếc đũa vào nước thì có ánh sáng đi theo chiếc đũa cũng được truyền vào nước theo chiếc đũa mà ánh sáng truyền từ môi trường không khí sang môi trường nước sẽ gãy khúc tại mặt phân cách của hai môi trường nên không phải chiếc đũa bị gãy mà ánh sáng đi cùng với chiếc đũa bị gãy.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TK
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
DQ
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết