Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng

NA

Để xác định nhiệt dung riêng của chì ( Pb ) . Học sinh thả 300g chì có nhiệt độ = 100 oC vào 250g nước ở nhiệt độ = 58,5 oC . Nước nâng lên 60 oC

a. Tính nhiệt lượng thu vào ( nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK )

b. tính nhiệt dung riêng của chì

c. Trong bảng nhiệt dung riêng , chì = 130J/kgK . Hãy so sánh với kết quả tính được và giải thích tại sao có sự chênh lệch đó

HV
27 tháng 4 2017 lúc 18:33

Tóm tắt

m1 = 300g = 0,3kg ; t1 = 100oC

m2 = 250g = 0,25kg ; c2 = 4200J/kg.K

t2 = 58,5oC ; t = 60oC

Nhiệt học lớp 8

a) Qthu = ?

b) c1 = ?

Giải

a) Nhiệt lượng nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ t2 = 58,5oC lên t = 60oC là:

\(Q_{thu}=m_2.c_2\left(t-t_2\right)=0,25.4200\left(60-58,5\right)=1575\left(J\right)\)

b) Nhiệt lượng chì tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t1 = 100oC xuống t = 60oC là:

\(Q_{tỏa}=m_1.c_1\left(t_2-t\right)=0,3.c_1\left(100-60\right)=12c_1\left(J\right)\)

Theo phương trình cân bằng nhiệt:

\(Q_{tỏa}=Q_{thu}\\ \Rightarrow12c_1=1575\\ \Rightarrow c_1=131.25\left(J|kg.K\right)\)

c) Nhiệt dung riêng của chì tính được nhỏ hơn nhiệt dung riêng của chì trong bảng vì trong trường hợp này, chúng ta đã bỏ qua nhiệt lượng hao phí (nhiệt lượng truyền ra môi trường, truyền cho bình chứa,...) nên nhiệt dung riêng của chì phải lớn hơn để cho nhiệt lượng chì tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ lên 60oC.

Bình luận (1)
DN
28 tháng 4 2017 lúc 18:17

khó thế

Bình luận (0)
DN
28 tháng 4 2017 lúc 18:19

chịu rồi

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HH
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
VM
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DK
Xem chi tiết