Bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt

MH

Để xác định nhiệt dung riêng của chì, 1 học sinh thả 300g chì có t = 100 độ C vào 250g nước nóng lên tới 60 độ C.

a. Tính nhiệt lượng nước thu vào ( nhiệt dung riêng của nước là 4500J/kgK )

b. Tính nhiệt dung riêng của chì

c. Trong bảng nhiệt dung riêng của chì là 130 J/kgK . So sánh với kết quả thu được và giải thích tại sao có sự chênh lệch trên

ND
27 tháng 4 2017 lúc 20:38

Tóm tắt:

\(m_1=300g=0,3kg\)

\(t_1=100^oC\)

\(t_2=58,5^oC\)

\(m_2=250g=0,25kg\)

\(c_2=4190\left(\dfrac{J}{Kg.K}\right)\)

\(t=60^oC\)

a) \(Q_2=?\)

b) \(c_1=?\)

c) So sánh c1 tìm được và nhiệt dung riêng của chì trong bảng. Giải thích sự chênh lệch

Bài làm:

a) Nhiệt lượng nước thu vào là:

\(Q_2=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=0,25.4190.\left(60-58,5\right)=1571,25J\)

b) Vì nhiệt lượng quả đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào nên ta có:

\(Q_1=Q_2\)

<=> \(m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=1571,25\)

<=> \(0,3.c_1.\left(100-60\right)=1571,25\)

<=>

\(c_1=\dfrac{1571,25}{0,3\left(100-60\right)}=130,9735\left(\dfrac{J}{Kg.K}\right)\)

c) Nhiệt lượng tính được lớn hơn với nhiệt lượng trong bảng vì đã bỏ qua sự truyền nhiệt cho môi trường bên ngoài.

Bình luận (1)
H24
27 tháng 4 2017 lúc 19:48

Cho mình hỏi là nước từ bao nhiêu độ nóng lên tới 60​ºC

Mình thấy không đủ dữ kiện

Bình luận (4)
NA
27 tháng 4 2017 lúc 20:13

Hỏi đáp Vật lý

Bình luận (7)
ND
8 tháng 4 2018 lúc 21:12

Tóm tắt

m1=300g =0,3kg

m2=250g=0,25kg

C1=4190J/kgK

t1=100 độ C

t2=58,5 độ C

t2'=60 độ C

a.Q2=?

C1=?

Giải

a.Nhiệt độ của chì khi có cân bằng nhiệt

Ta có t1'=t2'=60 độ c

b.nhiệt lượng nước thu vào là Q1=m1.c1.(t1-t1')

=m2.c2.(t2'-t2)

=0.25.4190.(60-58.5)=1571.25(J)

c.Khi có cân bằng nhiệt ta có

Q1=Q2

<=>m1.c1.(t1-t1')=m2.c2.(t2'-t2)

=> c1=Q1/m1.(t1-t1')=Q2/m2.(t2'-t2)

= 1570/0.3.(100-60)=130,93J/kgK

Bình luận (0)
ND
8 tháng 4 2018 lúc 21:14

C.nhiệt lượng tính được lớn hơn nhiệt lượng trong bảng do bỏ qua sự truyền nhiệt ra bên ngoài môi trường.

Bình luận (0)