Chương II. Vận động

NN

để chống cong vẹo cột sống, người ta cần làm gì?

LH
25 tháng 12 2020 lúc 21:01

-Khi mang vác vật nặng, ko nên vượt quá sức chịu đựng, không mang vác về 1 bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên. Nếu có thể thì phân chia làm 2 nửa để 2 tay cùng xách cho cân - Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, không cuối gò lưng, không nghiêng vẹo.

Bình luận (0)
H24
25 tháng 12 2020 lúc 21:02
Để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì?

 

3.1 Tăng sức cơ vùng lưng

Tăng sức mạnh, tính linh hoạt và phạm vi chuyển động với bài tập vùng lưng trên và lưng dưới cũng là một cách cải thiện độ cong sinh lý của cột sống khi bước vào tuổi xế chiều.

Lúc này, việc luyện tập các động tác hay chơi những môn thể thao phù hợp với thể trạng có thể giúp phòng chống cong vẹo cột sống. Đồng thời, tập luyện thể lực cũng giúp tăng cường cơ bắp, duy trì tính dẻo dai cho các nhóm cơ cạnh sống và cơ dựng sống và qua đó có thể ngăn ngừa chứng vẹo cột sống diễn tiến xấu hơn.

Trong tình huống người bệnh vì các bệnh lý khác mà hạn chế thể trạng, không thể luyện tập một cách chủ động được thì cách thức thay thế là các bài vật lý trị liệu có thể trở nên hữu ích. Lúc này, thân nhân người bệnh nên tham vấn với các chuyên gia vật lý trị liệu để xây dựng một chuỗi các bài tập phù hợp với việc tăng cường cơ bắp và giữ cho vùng lưng luôn có tính linh hoạt.

Bên cạnh đó, liệu pháp nước trong bể ngâm hay hồ bơi có thể làm giảm sức nặng cơ thể và cũng làm căng thẳng cho khớp cột sống. Qua đó, bạn có thể tập trung vào việc tăng cường cơ bắp ở vùng lưng mà lại không bị những giới hạn do trọng lực gây ra.

Vật lý trị liệu

Người bệnh có thế nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia vật lý trị liệu

 

3.2 Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ăn những thực phẩm bổ dưỡng cho hệ thống cơ xương khớp nói chung cũng được xem là một cách phòng chống cong vẹo cột sống.

Để duy trì các đốt sống luôn mạnh mẽ, ngay thẳng và khỏe mạnh, bạn cần thường xuyên ăn các loại thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin. Cụ thể là nguồn canxi, magiê và phốt pho sẽ tạo thành các phức hợp khoáng chất cho xương của bạn. Chính vì vậy, một chế độ ăn uống thiếu hụt có thể làm cho xương yếu hơn, loãng xương và dễ gãy. Một khi các đốt sống bắt đầu bị gãy và sụp lún, cột sống có thể bị lệch sang một bên và trở nên gù vẹo. Như vậy, nguồn thực phẩm giàu canxi bao gồm: rau xanh, cải xoăn, rau bina, cá mòi, đậu phụ, các sản phẩm từ sữa, hạnh nhân và hạt vừng.

Bên cạnh đó, vitamin D cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp cho xương chắc khỏe vì nó cần cho sự hấp thụ canxi trong ruột. Không đủ vitamin D dẫn đến xương "mềm" hơn, được gọi là còi xương ở trẻ em hoặc nhuyễn xương ở người lớn; từ đó, xương dễ bị biến dạng hoặc cong vẹo bất thường. Khác với canxi, vitamin D được sản xuất bởi làn da trên chính cơ thể bạn khi có sự kích thích từ ánh nắng mặt trời, Ngoài ra, chúng ta cũng có thể hấp thu vitamin D từ thực phẩm như cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu), dầu cá, gan bò, phô mai cứng và lòng đỏ trứng tuy nhiên số lượng lại không nhiều.

VitaminD

1 like nha bạnhihi

Bình luận (0)
NU
25 tháng 12 2020 lúc 21:05

+Khi ngồi học phải ngồi đúng tư thế,không xoay ngang xoạy dọc

+Trong lao động thì không mang vác đồ quá nặng để tránh cong xương sống

tick cho mk vs nhaaaaaaaaaa

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
HJ
Xem chi tiết