Đây là các câu hỏi về lịch sử :
1. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào ? Nền độc lập của nước Vạn Xuân.
2. Nhà nước Chăm-pa ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ? Nét tương đồng giữa nền kinh tế, văn hóa Chăm-pa với dân tộc Việt là gì ?
3. Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ 179 TCN đến thế kỷ X là thời kì Bắc thuộc.
* Làm ơn, mk cần gấp lắm.
1.
*Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào*
Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, ông được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương Triệu Quang Phục quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên).Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
*Nền độc lập của nước Vạn Xuân được giữ vững*
2.
*Hoàn cảnh ra đời của nước Cham-pa*
Năm 192-193, nhân dân Tường Lâm của Khu Liên đã nổi dậy và giành được độc lập. Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm Ấp. Các vua tiến hành xây dựng lực lượng quân sự khá mạnh, hợp nhất các bộ lạc, tấn công các nước láng giềng để mở rộng lãnh thổ rồi đổi tên nước là Champa ( thế kỉ VI) đống đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu-Quảng Nam).
*Nét tương đồng giữa nền kinh tế,văn hoá Cham-pa với dân tộc Việt*
- Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.
- Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.
3.
Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ 179 TCN đến thế kỷ X là thời kì Bắc thuộc.Vì:
Từ năm 179TCN đến thế kỉ X nước ta liên tiếp chịu cảnh đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nên thời kì này được gọi là thời kì Bắc thuộc.
mk cugn4 cần câu này nx mọi người ạk
1. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào ? Nền độc lập của nước Vạn Xuân
Triệu Quang Phục (con của Triệu Túc) là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa và được Lý Bí Tất tin cậy. Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, ông được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương.
Triệu Quang Phục quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên).
về sau, nhân dân thường gọi ông là Dạ Trạch Vương.
Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
2. Nhà nước Chăm-pa ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ? Nét tương đồng giữa nền kinh tế, văn hóa Chăm-pa với dân tộc Việt là gì ?
-Sau khi chiếm được Giao Chỉ,Cửu Chân.
- Giống nhau :
+ Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá. + Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.3. Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ 179 TCN đến thế kỷ X là thời kì Bắc thuộc.
- Từ năm 179TCN cho đến TK X, nước ta chịu sự đô hộ của phương Bắc (Trung Quốc bây giờ). Vì vậy, trong sử cũ, người ta gọi giai đoạn từ năm 179TCN đến thế kỷ X là thời kỳ Bắc thuộc