Bài 1: Đặt 2 côc A và B có khối lượng bằng nhau trên 2 đĩa cân thăng bằng. Bỏ vào cốc A một quả cân nặng 1056g. Bỏ vào cốc B 1000g dung dịch HCl 7,3% thì cân mất thăng bằng. Phải thêm côc B m gam CaCO3 để cân thăng bằng trở lại, biết rằng khi cân thăng bằng trở lại thì trong cỗ B không còn CaCO3. Tính m và nồng độ % các chất tan trong côc B sau khi cân thăng bằng trở lại.
Bài 2: Cho 2 cốc A và B lên đĩa cân thì kim cân ở vị trí thăng bằng. Cho vào cốc A 102 gam AgNO3 côc B 124,2 gam K2CO3
1: Thêm vào cốc A 100gam dung dịch HCl 29,3% và 100gam dung dịch H2SO4 24,5%vào cốc B. Phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc B hay côc A để cân thăng bằng.
2: Sau khi cân thăng bằng lấy 1/2 dung dịch có trong cốc A cho vào cốc B. Phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A để cân thăng bằng trở lại
Trên 2 đĩa cân để hai cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 sao cho cân ở vị trí thăng bằng:
- Cho vào cốc đựng dung dịch HCl 25,44 g Na2CO3
- Cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 m g Al.
Cân ở vị trí thăng bằng. Tính m, biết có các phản ứng xảy ra hoàn toàn
(Sưu tầm: Trần Minh Thiện – GV Hoá học Bài 1: Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H 2 SO 4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau: - Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl. - Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H 2 SO 4 . Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m? Bài 2: Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng (II) oxit ở 400 0 C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn. a) Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra. b) Tính thể tích khí hiđro tham gia phản ứng trên ở đktc. Bài 3: Thực hiện nung a gam KClO 3 và b gam KMnO 4 để thu khí ôxi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng các chất còn lại sau phản ứng bằng nhau. a. Tính tỷ lệ b a . b. Tính tỷ lệ thể tích khí ôxi tạo thành của hai phản ứng
Bài 1: Cho X gam bột nhôm (Al) vào cốc đựng dung dịch axit (HCl) thấy có phản ứng sinh ra muối nhôm clorua (AlCl3) trong dung dịch và khí Hiđro bay lên
Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng tăng lên hay giảm đi so với trước khi thêm vào? Giải thích?
Bài 2: Dẫn luồng khí CO đi qua ống sứ đựng bột CuO đồng (II) oxit nung nóng thì khối lượng chất rắn trong ống tăng hay giảm? Giải thích?
Bài 3: Cho 2 cốc đựng dung dịch muối Bari clorua (BaCl2) với nồng độ và khối lượng như nhau.
- Thêm X gam axit sunfuric (H2SO4) vào cốc thứ nhất thấy có kết tủa trắng sinh ra và dung dịch axit.
- Thêm X gam axit clohiđric (HCl) vào cốc thứ hai không thấy kết tủa và không thấy khí bay ra.
Khối lượng dung dịch ở 2 cốc có khác nhau không? Vì sao?
P/s: Lập PTHH rồi mới giải thích nha các bạn, thầy mình hướng dẫn cách làm như vậy nhưng mình không biết làm!!!
Trên 2 đĩa cân để 2 cốc đựng đ HCl và H2SO4 sao cho cân thăng bằng.
Cho 15,9 g Na2CO3 vào HCl.
Cho 10,4625 g 1 kim loại M hóa trị 3 vào H2SO4.
Sau khi Na2CO3, M tan hết thì cân thăng bằng. Xác định kim loại M biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1. Một hs làm thí nghiệm như sau: Đặt 6,5 gam kẽm cùng với một cốc dung dung dịch axit clohidric lên đĩa cân bên trái thêm các quả cân trên đĩa cân bên phải sao cho cân ở vị trí thăng bằng cho toàn bộ khối lượng kẽm vào dung dịch axit thấy có chất khí hidro thoát ra. Sau khi phẩn ứng kết thúc lấy ra đĩa cân bên phải một quả cân nặng 0,2 gam để cân trở về vị trí cân bằng và thu được 13,6 gam kẽm clorua. Tính khối lượng axit clohidric đã tham gia phản ứng.
2. Đốt cháy 16g chất Acần 64 gam khí oxi, thu được khí cacbonic CO2 và hơi nước H2O theo tỉ lệ khối là 11:6. Tính khối lượng CO2 và H20 tạo thành.
bài 2 : a) thà một miền kẽm vào bình đựng dung dịch axit Clohidric HCl , đậy kín binh lại , đặt lên đĩa cân , để cho cân thăng bằng . Chờ cho phản ứng , xong ta thấy cần sẽ như thế nào ? Giải thích . Biết sản phẩm thu được là muối kẽm clorua ZnCl2 và khí hidro.
b) van hoi như trên những bình đựng axit không đậy kín , kết quả có thay đổi ko ? giải thích.
c) lập phương trình hóa học và cho biết :
- Tỷ lệ số nguyên tử , số phân tử của các chất trong phương trình .
- Tỷ lệ số nguyên tử , số phân tử của các cặp đơn chất , hợp chất trong phương trình.
cho 5,4 gam bột Mg vào cốc chứa 48 gam H2SO4 đặc, sau phản ứng thu được MgSO4, khí SO2 và H2O.
a. chất nào còn dư sau phản ứng? khối lượng dư bao nhiêu gam?
b. tính thể tích khí SO2 sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
c. tính khối lượng MgSO4 sinh ra.
hòa tan 10g dung dịch axit sunfuric vào cốc đựng sẵn 100g nước. Cho tiếp vào cốc 20g dung dịch bari clorua thấy có kết tủa trắng xuất hiện. chp thêm 0,65g kim loại kẽm vào cốc, kẽm tan hết và thấy có khí thoát ra. Khối lượng khí thoát ra xác định được là 0,02g. Lọc kết tủa cân được 2g. Xác định khối lượng dung dịch còn lại.