Bài 26. Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

LP

Có ý kiến cho rằng ,ngay từ khi thực dân pháp đặt chân tới việt nam ,chúng đã vấp phải một tinh thần vô cùng oanh liệt ,sôi nổi và lan rộng khắp cả nước của nhân dân ta.Mặc cho triều đình nhà Nguyễn bạc nhược ,yếu hèn,từng bước đầu hằng thực dân pháp ,nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chiến đấu bằng mọi thứ vũ khi sẵn có,gớp phần làm giảm bước tiến của chúng và làm chậm lại quá trình xâm lược của Pháo ở Việt Nam

Bằng những hiểu biết về lịch sử việt am giai đoạn 1858-1884 ,em hãy làm rõ nhận định trên

PN
5 tháng 4 2020 lúc 12:48

Thái độ của triều đình nhà Nguyễn: nhu nhược, thụ động, không kiên quyết chống giặc. Nhưng mặc dù thái độ của triều đình nhà Nguyễn như vậy, vẫn có nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta bùng nổ

- Nhân dân ta vẫn kiên trì, bền bỉ chống giặc trong những năm 1858 - 1884 để thể hiện sự kiên quyết, tinh thần thép chống giặc của nhân dân ta, nêu cao truyền thống yêu nước, không đầu hàng của nhân dân ta

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

- Rạng sáng 1/9/1858, Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta nhưng đã bị thất bại do Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân ta chống trả quyết liệt làm chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà

- 10/12/1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét - pê - răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông

- Khởi nghĩa của Bình tây đại nguyên soái Trương Định chỉ huy làm quân địch thất điên bát đảo khó khăn dập tắt

- Nhân dân ở các tỉnh Nam Kì nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi từ năm 1858 đến năm 1884

- Các tỉnh ở Đông Kì và Bắc Kì cũng có những cuộc khởi nghĩa từ năm 1858 đến 1884

- Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ - Tĩnh

- Và còn rất nhiều những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu khác (như cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hưu Huân lãnh đạo hay cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực lãnh đạo với câu nói nổi tiếng: "Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây", ...)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
NQ
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết