Hướng dẫn soạn bài Hoán dụ

TA

có các kiểu hoán dụ nào? cho ví dụ ?

HT
5 tháng 3 2017 lúc 20:40

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hoán dụ gồm có 4 kiểu thường gặp:

Lấy một bộ phận để gọi toàn thể; Lấy một vật chứa đựng để gọi 1 vật bị chứa đựng; Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật; Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Bộ phận và toàn thể: Ví dụ: Đàn bà dễ có mấy tay/Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan (thơ Nguyễn Du), thì các từ tay,mặt, gan không mang nghĩa đen chỉ đối tượng (cái tay, khuôn mặt, bộ gan) mà dùng để trỏ con người trong nghĩa bóng của nó, như vậy bộ phận của con người được dùng để trỏ chính con người). Đồ vật và chất liệu. Ví dụ nói vàng bạc đeo đầy người thì vàng, và bạc là chất liệu lại được hoán dụ để trỏ đồ vật như nhẫn, hoa tai, dây chuyền... của người đeo nó). Vật phẩm và người làm ra nó. Ví dụ câu đọc Nam Cao, ta có thể hiểu sâu về thân phận khốn cùng của người nông dân sống dưới chế độ cũ, thì đọc Nam Cao ở đây là trỏ tác phẩm của Nam Cao
Bình luận (0)
NN
5 tháng 3 2017 lúc 20:50

có 4 kiểu hoán dụ ma chug ta thuong gap:

có 4 kiu hoán dụ thường gặp;

-lấy 1 bộ phận để gọi tên toàn thể

-lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

Lay dau hieu cua su vat de goi su vat

Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu tượng

VD:trái đất chứa con người

Bình luận (0)
ND
5 tháng 3 2017 lúc 20:58

- Có 4 kiểu hoán dụ:

+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

VD: Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

VD: Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

VD: Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè.

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

VD: Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng vói thị thành đúng lên.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ!

Tặng bạn 1 hinh ảnh:Hướng dẫn soạn bài Hoán dụ

Bình luận (0)
MY
22 tháng 4 2018 lúc 8:04
Khái niệm hoán dụ và các ví dụ

1. Hoán dụ là gì ?

Có nhiều khái niệm khác nhau nhưng đều có điểm chung đó là hoán dụ gọi tên các sự vật, các hiện tượng hoặc khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. Chúng đều có nhiều nét gần gũi với nhau nhằm mục đích làm cho sự diễn đạt tốt hơn.

2. Một vài kiểu hoán dụ

Thông thường có 4 kiểu hoán dụ thường gặp đó là:

– Chỉ lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.

– Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.

– Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật.

– Lấy những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.

Để hiểu hơn từng kiểu hoán dụ khác nhau mời các em theo dõi một số ví dụ bên dưới.

3. Ví dụ về hoán dụ

– Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.

=> Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.

– Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngọc nhiên.

=> Kiểu 2: Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Trường hợp này “phòng” cũng nói về những người đang trong phòng.

– Này, cô bé áo vàng kia !

=> Kiểu 3: Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật. Trong trường hợp này “áo vàng” để nói về những người mặc áo vàng.

– Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi.

=> Kiểu 4: dùng cụ thể để nói về cái trừu tượng.

4. Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ thế nào ?

Các em sẽ hiểu hơn sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.

Điểm giống nhau của 2 phương pháp trên:

– Đều là chuyển đổi tên gọi, dựa vào sự liên tưởng.

– Đều có tác dụng tăng sức gợi hình gợi cảm cho diễn đạt hay hơn.

Khác nhau: Về sự liên tưởng.

– Ẩn dụ thường dựa vào sự liên tưởng tương đồng, có thể 2 sự vật, hiện tượng đó dù không liên quan đến nhau nhưng miễn sao chúng có điểm giống nhau vẫn dùng được biện pháp ẩn dụ.

– Hoán dụ dựa vào liên tưởng gần gũi giữa sự vật, hiện tượng, chúng liên quan trực tiếp lẫn nhau.

Bình luận (0)
H24
5 tháng 8 2018 lúc 21:36

Thông thường có 4 kiểu hoán dụ thường gặp đó là:

– Chỉ lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.

– Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.

– Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật.

– Lấy những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.

Để hiểu hơn từng kiểu hoán dụ khác nhau mời các em theo dõi một số ví dụ bên dưới.

3. Ví dụ về hoán dụ

– Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.

=> Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.

– Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngọc nhiên.

=> Kiểu 2: Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Trường hợp này “phòng” cũng nói về những người đang trong phòng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
QP
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
DQ
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết