Văn bản ngữ văn 8

TB

Chứng minh 2 bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh và “ Khi con tu hú” của Tố Hữu đó biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của hai nhà thơ với thiên nhiên đất nước.

Nhớ hay vào nha =P

NN
21 tháng 1 2018 lúc 16:25

Thiên nhiên, phong cảnh luôn là đề tài mà được các nhà thơ yêu thích và nhất là khi nói về tình yêu quê hương đất nước. Tình cảm rộng lớn ấy kết hợp với thiên nhiên hùng vĩ dường như là một chủ đề không bao giờ phai nhạt trong nền văn học nước ta. Trong đó phải nhắc tới ba bài thơ được yêu thích nhất đó là Cảnh khuya của Hồ Chí Minh,Khi con tu hú của Tố Hữu và cuối cùng là Quê hương của Tế Hanh.

Chỉ có thiên nhiên mới có thể làm tâm hồn ta thư thái, thanh thản, tinh thần sảng khoái. Hòa mình vào thiên nhiên cảm thấy tâm hồn ta nhẹ nhõm, bay bổng thả mình theo những làn gió thổi… tất cả đều có đặc điểm chung là toát lên tình yêu quê hương đất nước tha thiết, đằm thắm. Mỗi bài thơ là một dòng cảm xúc riêng của tác giả, là một bức tranh nhiên nhiên tươi sáng đẹp đẽ dưới con mắt của người thi sĩ đều ẩn chứa tình cảm sâu đậm với quê hương.

“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

( Cảnh khuya – Hồ Chí Minh )

Bốn câu thơ là tâm trạng của người thi sĩ nhớ về quê hương khi bị giam cầm trên nơi đất khách quê người. Tiếng suối,tiếng hát, trăng, hoa đều là những hình ảnh thiên nhiên đẹp nhất được cảm nhận dưới con mắt của con người lạc quan, yêu đời.. và đặc biệt hơn cả là nó ẩn chứa lòng yêu nước sâu sắc: “ chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Với bốn câu thơ ngắn ngọn, mà tác giả đã cho ta cảm nhận được lòng yêu nước nồng nàn, dù có bị giam trong ngục tối nhưng tinh thần lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng vẫn lan tỏa ra khắp không gian nơi đây. Gửi tâm tình của mình vào những hình ảnh vô cùng tươi đẹp, bút pháp ước lệ tô đậm thêm cho tình yêu của Người đối với đất nước. Cũng là viết về quê hương nhưng Tố Hữu lại vẽ một bức tranh vô cùng nhộn nhịp:

“ khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

Vườn rân dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

Bức tranh thiên nhiên đồng quê vui nhộn với những tiếng tu hú gọi bầy, tiếng ve ngân râm ran, trên đồng lúa đã chín vàng rộ gọi theo trái cây bắt đầu căng mọng, ngọt dần. Nền trời xanh trong vắt, lại được điểm thêm đôi con diều nhào lộn trên không….. bức tranh đồng quê như hiện ra trước mắt người đọc, ta lại nhớ về một tuổi thơ đầy áp những tiếng cười và niềm vui. Nhưng đọc đến khổ thứ hai ta cảm nhận được cảm xúc của tác giả được đẩy lên đến đỉnh điểm, dường như tác giả muốn thoát ra khỏi sự kiềm chế, áp bức:

“ Ta nghe hè dây bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ơi

Ngột ngạt làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”

Hình như đây cũng là tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng, muốn thoát khỏi sự tù túng, muốn đi đến cái tự do. Muốn đạp tan cánh cửa ngột ngạt để hòa mình với thên nhiên, đó là một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, mượn tiếng tu hú đến giải tỏa nỗi lòng của mình. Và cái chất muối nồng đậm trong bài thơ quê hương của Tế Hanh lại làm lòng ta càng thêm yêu quê thương tha thiết hơn:

“ làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai cháng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giang

Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

Khác với hai bài thơ trên, Quê hương của Tế Hanh lại là một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của người dân làng chài. Tác giả nhớ đến từng con người, từng khung cảnh khi làm việc bầu trời trong xanh với từng cơn gió thổi nhè nhẹ…. những chàng trai dướn tấm thân rám nắng của mình ra biển đánh cá, tuy chiếc thuyền không to không đẹp nhưng nó vẫn hăng hái ra biển không kém gì những con tuấn mã. Đọc mấy câu thơ đầu mà ta cảm thấy được vị muối nồng mặn trong từng câu từng chữ của thơ Tế Hanh, hiện lên là những con người lao động chất phác, cần cù, chăm chỉ.Tình cảm ấy thấm đượm trong từng câu thơ của ông, và ngẫm lại ta vẫn cảm nhận được vấn vương đâu đó là chất muối nặn của người dân chài lưới.

Đều là thiên nhiên, đều là tình yêu quê hương đất nước mà mỗi bài thơ đều có những nét đẹp riêng, một vẻ đẹp riêng biệt. Mỗi bài thơ là mỗi bức tranh tâm trạng mà các nhà thơ gửi gắm, ta hiểu được phần nào tình yêu, tình thương của các tác giả khi hướng về quê hương. Là một đề tài không mới nhưng thiên nhiên, quê hương, đất nước luôn là đề tài mà các tác giả muốn hướng tới, đọc mỗi bài thơ ta càng cảm thấy yêu đất nước mình nhiều hơn.

Bình luận (0)
NN
21 tháng 1 2018 lúc 16:26
a, Mở bài (0,5 điểm) Dẫn dắt một cách hợp lí, logic: Khái quát về hai tác giả, hai bài thơ Giới thiệu vấn đề: những cảm hứng của thơ ca đầu thế kỉ XX thường ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên. b. Thân bài (9 điểm) Bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh: Bức tranh thiên nhiên được vẽ ra qua tự giới thiệu về làng tôi của tác giả. Khung cảnh được tác giả vẽ ra là một khung cảnh của buổi sớm mai, với không gian thoáng đạt, trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng, với hình ảnh những con người dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Nổi lên trên nền trời nước mênh mông là những cánh buồm trắng đang rướn thân mình mạnh mẽ vượt trường giang Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió Việc sử dụng nghệ thuật so sánh Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, nghệ thuật ẩn dụ mảnh hồn làng kết với dùng động từ mạnh phăng, vượt gợi hình ảnh cánh buồm no gió, căng đầy. Dáng vóc thật hiên ngang, phóng khoáng tràn đầy sinh lực, trần trề nhựa sống. Đó còn là khát vọng của người dân làng chài muốn chinh phục thiên nhiên biển cả, không gian với nhiều vùng biển xa xôi. Cánh buồm còn là biểu tượng cho những tâm hồn khoáng đạt bay bổng của làng quê. Không chỉ vẽ ra vẻ đẹp của làng quê qua hình ảnh buổi sơm mai hồng, con thuyền, dân trai tráng. Cảnh thiên nhiên trong bài thơ còn được thể hiện trong những buổi dân làng đón ghe về: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về Cảnh thật ồn ào náo nhiệt của một vùng quê đón những người đi biển trở về thật là tấp nập, những âm thanh vui vẻ của một đời sống thanh bình khi kết quả lao động thật tốt đẹp biển lặng, cá đầy ghe. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Nghệ thuật nhân hóa im bến mỏi trở về nằm và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm cho con thuyền trở nên như con người. Sau chuyến đi biển dài ngày con thuyền thanh thản trở về nằm nghỉ mà nồng nàn hơi thở mặn mòi của biển cả. Chỉ có một tình yêu thiên nhiên đến tha thiết, một nỗi nhớ quê da diết, cảnh sắc thiên nhiên của quê hương Tế Hanh dường như lúc nào cũng thường trực trong tâm tưởng nhà thơ, xa quê tác giả nhớ tới cái đặc trưng của làng chài: Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi và cái mùi nồng mặn của biển cả. Nay xa cách lòng tôi luôi tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồn mặn quá! Với Tố Hữu thì bức tranh thiên nhiên được vẽ ra không chỉ ở một quê cụ thể nào mà đó là không gian của cả một mùa hè ngọt ngào hương vị, khoáng đạt nên thơ. Mỗi hình ảnh thơ được viết ra từ tình yêu thiên nhiên, làng quê của tác giả Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy san nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không. Khung cảnh thiên nhiên được mở ra với âm thanh của con chim tu hú. Thật là một bức tranh thiên nhiên tràn trề nhựa sống, đầy sắc màu của hương đồng gió nội: Sắc lúa đang chín vàng, trái chín , thêm sắc vàng của ngô đang phơi dưới cái nắng đào. Bức tranh thiên nhiên ở đây cũng thật rộn rã âm thanh: âm thanh của tiếng chim tu hú kêu, âm thanh của tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vi vu.. Trong bức tranh cũng đã có sự chuyển hóa hoạt động của sự vật lúa chiêm đanng chín, trái cây ngọt dần, diều đương lộn nhào. Chỉ có những con người có tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến tha thiết như nhà thơ Tố Hữu mới vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trần trề nhựa sống đầy đủ sắc màu đến như vậy. * Đánh giá: Bức tranh thiên nhiên ở hai bài thơ được vẽ ra đầy ắp những sáng tạo về câu chữ, nhịp điệu thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lý đã tạo nên những bức trang về quê hương thật đặc sắc. Bức tranh được tạo ra khi chỉ là một làng chài ven biển cũng có khi là cả một vùng quê rộng lớn nhưng đêu chất chứa tình cảm, tình yêu với quê hương đất nước. c, Kết bài: Khẳng định lại ý kiến nhận định.
Bình luận (0)
ND
21 tháng 1 2018 lúc 20:23

Quê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lai láng. Trong dòng cảm xúc ấy, Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu thiết tha, trong Sáng, đầy thơ mộng của mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Đằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc hoạ tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thở băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui nó ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đây, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Chỉ ai sinh ra và lớn lên ở nơi sông nước mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh xây dựng tượng đài người dân chài giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm – vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục. Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn thơ Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu?

Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nổi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá – câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh.

Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TK
Xem chi tiết
MB
Xem chi tiết
BD
Xem chi tiết
SM
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
VV
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết