Hình học lớp 7

DQ

Cho tam giác ABC có AB = AC kẻ BD vuông góc với AC , CE vuông góc với AB . Gọi O là giao điểm của BD và CE . Chứng minh :

a, BD = CE

b, Tam giác OEB = tam giác ODC

c, AO là tia phân giác của A

TK
19 tháng 11 2016 lúc 21:33

A B C D O E

a)Xét \(\Delta ABD;\Delta ACE\) có:

Góc A chung

Góc ADB=Góc AEC (=90 độ)

AB=AC (gt)

=>\(\Delta ABD=\Delta ACE\) (cạnh huyền-góc nhọn)

=>BD=CE và AD=AE

b)Vì AB=AC và AE=AD =>AB-AE=AC-AD

=>BE=CD

xét \(\Delta\)OEB và \(\Delta\)ODC có:

góc OEB= góc ODC (=90 độ)

BE=CD

góc BOE= góc COD (đối đỉnh)

=>\(\Delta\)OEB=\(\Delta\)ODC

c)Xét \(\Delta\)AOB và \(\Delta\)AOC có;

AB=AC

OB=OC

AO cạnh chung

=>\(\Delta\)AOB=\(\Delta\)AOC (c.c.c)

=>góc OAB= góc OAC

=>AO là tia phân giác của góc BAC

Bình luận (0)
TH
19 tháng 11 2016 lúc 21:37

Ta có hình vẽ:

a/ Xét tam giác EBC và tam giác DBC có:

BC: cạnh chung

\(\widehat{E}\)=\(\widehat{D}\) = 900 (GT)

\(\widehat{B}\)=\(\widehat{C}\) (vì \(\Delta\)ABC cân có AB = AC)

Vậy tam giác EBC = tam giác DBC (g.c.g)

(trường hợp cạnh huyền góc nhọn)

=> BD = CE (2 cạnh tương ứng)

b/ Xét tam giác OEB và tam giác ODC có:

\(\widehat{E}\)=\(\widehat{D}\)=900 (GT)

BO = CO

\(\widehat{EOB}\)=\(\widehat{DOC}\) (đối đỉnh)

Vậy tam giác OEB = tam giác ODC (g.c.g)

(trường hợp cạnh huyền góc nhọn)

c/ Xét tam giác AEO và tam giác ADO có:

\(\widehat{E}\)=\(\widehat{D}\)=900 (GT)

AO: cạnh chung

\(\widehat{AOE}\)=\(\widehat{AOD}\)

Vậy tam giác AEO = tam giác ADO (g.c.g)

=> \(\widehat{EAO}\)=\(\widehat{DAO}\) (2 góc tương ứng)

=> AO là phân giác \(\widehat{A}\) (đpcm)

Bình luận (0)
SG
19 tháng 11 2016 lúc 21:41

Ta có hình vẽ:

A B C E D O

a) Xét Δ ADB vuông tại D và Δ AEC vuông tại E có:

A là góc chung

AB = AC (gt)

Do đó Δ ADB = Δ AEC (cạnh góc vuông và góc nhọn kề)

=> BD = CE (2 cạnh tương ứng)

b) Δ ADB = Δ AEC (câu a) => AD = AE (2 cạnh tương ứng)

Mà AB = AC (gt) nên AB - AE = AC - AD

=> BE = CD

Δ ADB = Δ AEC (câu a) nên ABD = ACE (2 góc tương ứng)

Từ đó dễ dàng => Δ OEB = Δ ODC (g.c.g)

c) Δ OEB = Δ ODC (câu b) => OB = OC (2 cạnh tương ứng)

Xét Δ AOC và Δ AOB có:

OA là cạnh chung

AC = AB (gt)

OC = OB (gt)

=> Δ AOC = Δ AOB (c.c.c)

=> OAC = OAB (2 góc tương ứng)

=> AO là phân giác góc CAB (đpcm)

Bình luận (1)
AT
19 tháng 11 2016 lúc 22:20

Ta có hình vẽ sau:

A B C D E 1 2 O 1 2 1 1 1 1

a) Ta có: AB = AC \(\Rightarrow\) ΔABC là Tam giác cân

Vì ΔABC là tam giác cân nên: \(\widehat{B}\) = \(\widehat{C}\)

Xét ΔBDC và ΔCEB có:

\(\widehat{D_1}\) = \(\widehat{E_1}\) = 90o (gt)

BC là cạnh chung

\(\widehat{B}\) = \(\widehat{C}\) (cm trên)

\(\Rightarrow\) ΔBDC = ΔCEB (g.c.g)

\(\Rightarrow\) BD = CE (2 cạnh tương ứng) (đpcm)

b) Vì ΔBDC = ΔCEB(ý a) \(\Rightarrow\) DC = EB (2 cạnh tương ứng)

Xét ΔOEB và ΔODC có:

\(\widehat{O_1}\) = \(\widehat{O_2}\) (đối đỉnh)

BD = CE (cm trên)

\(\widehat{D_1}\) = \(\widehat{E_1}\) = 90o(gt)

\(\Rightarrow\) ΔOEB = ΔODC (g.c.g) (đpcm)

c) Vì ΔOEB = ΔODC \(\Rightarrow\) \(\widehat{B_1}\) = \(\widehat{C_1}\) ( 2 góc tương ứng)

Xét ΔAOB và ΔAOC có:

AO: Cạnh chung

\(\widehat{B_1}\) = \(\widehat{C_1}\) ( cm trên)

AB = AC (gt)

\(\Rightarrow\) ΔAOB = ΔAOC (c.g.c)

\(\Rightarrow\) \(\widehat{A_1}\) = \(\widehat{A_2}\) (2 góc tương ứng)

Vậy AO là tia phân giác của \(\widehat{A}\) (đpcm)

Bình luận (0)
TK
19 tháng 11 2016 lúc 22:00

hình bị sai

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TG
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
HK
Xem chi tiết