Violympic toán 8

NT

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia CA đặt điểm M sao cho CM = CA. Trên tia đối của tia CB đặt điểm E sao cho CE = CB.

a)Chứng minh tứ giác ABME là hình bình hành

b)Chứng minh D MEC cân

c)Điểm N là đối xứng của điểm A qua Chứng minh tứ giác BCMN là hình thang cân

d)Hai đường thẳng NC và AE cắt nhau tại F. Chứng minh D MNF vuông

NT
6 tháng 2 2019 lúc 15:49

a)xét ΔACB và ΔMCE,ta có:

AC = CM(gt)

EC = CB(gt)

^ECM = ^ BCA(2 góc đối đỉnh)

=> ΔABC = ΔMCE(c.g.c)

nên EM=AB(2 cạnh tương ứng) (1)

^CEM=^CBA(2 góc tương ứng)

nên : EM//AB ( 2 góc này ở vị trí so le trong) (2)

xét tứ giác ABME , ta có :

EM//AB (cmt)

EM=AB (cmt)

=> tứ giác ABME là hình bình hành

cách 2 :

tứ giác ABME, ta có :

BE cắt AM tại C

CA = CM (gt)

CE = CB (gt)

suy ra : tứ giác ABME là hình bình hành.

b)xét Δ MEC,ta có:

AB=ME (cmt)

AB=AC (Δ ABC cân tại A)

AC=MC (gt)

suy ra : MC=ME

nên : Δ MEC cân tại M.

c)Ta có EM=AB mà AB=BN(N là đối xứng của điểm A qua B)

suy ra EM=BN(1)

EM//AB(cmt) mà A thuộc BN(gt)

nên EM//BN(2)

từ (1) và (2), suy ra :tứ giác EBNM là hình bình hành

nên : EB // MN

hay : CB // MN (C thuộc EB)

=> tứ giác CBNM là hình thang

ta lại có:

^MNB=^CBA(2 góc đồng vị)

^CMN=^ACB (đồng vị)

mà ^CBA=^ACB (tam giác ABC cân tại A)

suy ra:^MNB=^CMN

nên : hình thang CBNM là hình thang cân

d)ta có :

xét ΔMBC và ΔNCB, ta có :

MC = NB ; MB = NC (CBNM là hình thang cân )

BC cạnh chung.

=> ΔMBC = ΔNCB (c – c – c)

=> ^B1 = ^C1

Mà : ^B1 = ^E1 (so le trong)

^C1 = ^C2 (đối đỉnh)

=> ^E1 = ^C2 => ΔEFC cân tại F => FE = FC

Xét đoạn EC, ta có :

FE = FC (cmt)

ME = MC (cmt)

=> FM là đường trung trực đoạn EC

=>FM _|_ EC

Mặt khác : EC // MN

=> FM _|_ MN tại M

Vậy : D MNF vuông tại M.

Bình luận (0)
NT
6 tháng 2 2019 lúc 17:58

a. ta có AC=CM ; BC=CE => tứ giác ABME là hình bình hành ( hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường)

b. Ta có ME=AB

mà AB=AC=CM => CM=ME (=AB)

=> tam giác MEC cân tại M

c. Xét tam giác AMN có

(1) AB=BN ; AC=CM => BC // MN (đường thẳng đi qua trung điểm của hai cạnh trong một tam giác sẽ song song với cạnh còn lại. Đường TB của tam giác) => BCMN là hình thang

(2) Ta có BN=CM (g.thiết)

từ (1) và (2) => tứ giác BCMN là hình thang cân (vì có hai cạnh bên là BN và CM bằng nhau)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NS
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
BB
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết