Để có có thể làm sôi 2kg nước ở nhiệt độ ban đầu t1 = 20°C chứa trong 1 chiếc nồi nhôm có khối lượng m2 chưa biết người ta đã cấp 1 nhiệt lượng bằng 550 000 J. Hãy xác định khối lượng của nồi cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg. K và nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J /kg. K. Coi nhiệt chỉ truyền cho nồi và nước .
Giúp mình với sắp thi rồi 😳
Help me :((((( ❤
1) Người ta cung cấp cho 10 lít nước nhiệt lượng 840 J/Kg. Hỏi nước nóng thêm bao nhiêu độ
2 Một ấm nhôm có khối lượng 400g chứa 1 lít nước. Để đun sôi lượng nước trên cần bao nhiêu nhiệt lượng, biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 20 độ C
3) Một nhiệt kế chứa 2 lít nước ở 15 độ C, sau đó lấy miếng đồng thau có khối lượng 500g ở 100 độ C bỏ vào nhiệt kế trên. Tìm nhiệt độ cân bằng biết đồng thau bằng 368 J/Kg.k, nhiệt độ cân bằng nước bằng 4200 J/Kg.k
Một cục nước đá có khối lượng 200g ở nhiệt độ - 10*C : a/ Để cục nước đá chuyển hoàn toàn sang thể hơi ở 100*C thì phải cần một nhiệt lượng là bao nhiêu kJ ? Cho nhiệt dung riêng của nước và nước đá là C1 = 4200J/kg.K ; C2 = 1800 J/kg.K. Nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 3,4.105 J/kg ; nhiệt hoá hơi của nước là L = 2,3.106 J/kg.b/ Nếu bỏ cục nước đá trên vào ca nhôm đựng nước ở 20*C thì khi có cân bằng nhiệt, người ta thấy có 50g nước đá còn sót lại chưa tan hết. Tính khối lượng nước đựng trong ca nhôm lúc đầu biết ca nhôm có khối lượng 100g và nhiệt dung riêng của nhôm là C3 = 880 J/kg.K ? ( Trong cả hai câu đều bỏ qua sự mất nhiệt vời môi trường ngoài )
Dùng một ống nhôm có khối lượng 0,7 kg để đun sôi 2 lít nước ở nhiệt độ ban đầu 20 độ C cho nhiệt độ dung riêng của nhôm của nước lần lượt là C nhôm=880 J/kg. K và nước C nước =4200 J/kg.k Hãy tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước trên
Câu 1: a) Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 5kg nước ở 25 độ C
b) Một ấm nhôm có khối lượng 500g chứa lượng nước trên. Người ta cung cấp cho ấm nước một nhiệt lượng là 750400J thì làm cho nước trong ấm nóng lên nhiệt độ bao nhiêu?
Cho biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là 4200 J/KgK; 880J/KgK.
một nhiệt lượng kế chứa 500ml nước ở nhiệt độ 25 độ C. Người ta thả vào đó một thỏi sắt nung ở nhiệt độ 140 độ C, nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 40 độ C
a) Tính khối lượng của thỏi sắt? Biết nhiệt dung rieng của nước và của sắt là c1= 4200 J/kg.K, c2= 460J/kg.K
b) thực tế Qhp= 20% Q tỏa, nếu với khối lượng nước, sắt và nhiệt độ ban đầu của chúng như trên thì nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
Một bình cách nhiệt chứa một khối nước đá ở nhiệt độ t0= -8oC. Người ta đổ vào bình 1,5 kg nước ở nhiệt độ t1= 25oC. Khi cân bằng nhiệt, trong bình vẫn còn 0,5 kg nước đá. Biết nhiệt dung riêng của nước là c=4200 J/kg.K; nhiệt dung riêng của nước đá là c1=2100 J/kg.K; nhiệt độ nóng chảy của nước đá ở 0oC là 336000 J/kg. Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt trong bình.
a) Tính khối lượng nước đá ban đầu.
b) Thực tế trong khối nước đá có lẫn một viên bi thép có khối lượng 50g, khi cân bằng nhiệt bi thép vẫn còn nằm trong khối nước đá. Hỏi khối nước đá có bị chìm không, tại sao? Biết khối lượng riêng của nước, nước đá và thép lần lượt là D1=1000 kg/m3 , D2=900 kg/m3 và D3=7700 kg/m3.
1. Dùng một ấm điện để đun sôi 2kg nước ở nhiệt độ 22°C. Ấm làm bằng thép có khối lượng 200g. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/ kg. K và thép là 460J/ kg. K
a) Tính nhiệt lượng lượng cần cung cấp cho ấm để đun sôi lượng nước trên.
b) Coi toàn bộ nhiệt lượng vừa tính được ở câu a để cung cấp cho nước thì sẽ đun sôi được bn lít nước ở 45°C. Bt khối lượng riêng của nước là 1000 kg/ m3 .
c) Người ta đem thả 3 viên bi bằng đồng, sắt, nhôm đg ở nhiệt độ ban đầu lần lượt là: 35°C, 75°C, 200°C vào ấm nước trên. Hỏi vật nào toả nhiệt, vật nào thu nhiệt? Nhiệt độ cuối cùng của các vật trên ntn?
2 Một miếng chì có khối lượng 5kg có nhiệt độ bạn đầu 70°C, người người ta đem thả vào 300g nước. Sau một thời gian, miếng chì nguội đi xuống 25°C. Hỏi:
a) Nước đã nhận thêm đc một một nhiệt lượng = bn?
b) Độ tăng nhiệt độ của nước
c) Nhiệt độ ban đầu của nước
Bt nhiệt dung riêng của nước và của chì lần lượt là 4200j/ kg.K và 130J/ kg. K
MONG MN GIÚP ĐỠ AK. CẢM ƠN MN TRC ❤️
bài 1 : 3 vật có cùng khối lượng cùng tỏa ra lượng nhiệt như nhau thì độ giảm nhiệt độ của chúng giảm dần theo thứ tự là t1 > t3 >t2 . hãy so sánh nhiệt dung riêng c1 , c2,c3
Bài 2 :
Thả 3 vật được làm bằng nhôm , kẽm ,sắt có cùng khối lượng và cùng được nung đến 100 độ C vào trong 3 cốc nước lạnh giống nhau ở nhiệt độ t . So sánh nhiệt độ cuối cùng của nước ở trong 3 cốc khi xảy ra sự cân bằng nhiệt . Biết nhiệt dung riêng của chúng lần lượt là 880J/kg.K ; 210J/kg.K ; 40J/kg.k