Một sợi dây được vắt qua một ròng rọc hai đầu buộc vào vật nặng có khối lượng lần lượt bằng m1 và m2 (m1 > m2). Giả sử ma sát không đáng kể, dây không dãn và không có khối lượng, kích thước và khối lượng của ròng rọc được bỏ qua. Cho biết m1 + m2 = 5kg, gia tốc của hệ a = 1,96m/s^2, tính lực căng của sợi dây. Lấy g = 9,8m/s^2
Cho 2 vật m1=5kg, m2=10kg nối với nhau bằng 1 dây nhẹ đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Tác dụng lên vật m1 lực F=18N.
a, Tính vận tốc, quãng đường mỗi vật sau khi bắt đầu chuyển động 2s.
b, Biết dây chịu lực căng tối đa 15N. Khi 2 vật chuyển động dây có đứt không?
c, Tìm F để dây bị đứt.
d, Kết quả câu c có thay đổi không nếu hệ số ma sát trượt giữa m1, m2 với sàn là \(\mu\)?
(ĐS: 2,4m/s; 2,4m; không; F\(\ge\)22,5N; không)
cho hệ vật như hình vẽ. vật 1 có khối lượng 2kg được đặt bên trên sát mép A của vật 2 khối lượng10kg và chiều dài AB=2m. dây nhẹ không dãn, ròng rọc nhẹ. hệ số ma sát giữa các mặt tiếp xúc là 0,1. tấc dụng vào vật 2 một lực kéo F=20 N. lấy \(g=10m/s^2\). hãy xác định thời gian để vật 1 đi hết mép B của vật 2
Cho cơ hệ như hình vẽ. Biết mA = 3kg, mB = 1kg. Bỏ qua: ma sát, khối lượng dây và ròng rọc. Dây không co giãn và không trượt trên rãnh ròng rọc. Lấy g = 10m/s2. Lực căng dây có giá trị nào sau đây?
Một vật m = 500g được đặt trên mặt phẳng nghiêng cố định có góc nghiêng α = 600, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là μ = 0,2
a. Vật được thả nhẹ cho trượt xuống. Tính gia tốc của vật.
b. Vật được kéo vật đi lên một mặt phẳng bằng một lực \(\overrightarrow{F}\) hợp với phương của mặt phẳng nghiêng góc β. Hỏi độ lớn nhỏ nhất của lực \(\overrightarrow{F}\) là bao nhiêu thì có thể kéo được vật lên mặt phẳng nghiêng. Tìm góc β khi đó
Người ta gắn vào mép bàn một ròng rọc có khối lượng không đáng kể. Hai vật A và B có khối lượng lần lượt mA=200g và mB=300g được nối với nhau bằng một sợi dây vắt qua ròng rọc. Ma sát giữa vật A và mặt bàn có k=0,25 . Lấy g=10m/s^2 .
1) Xác định gia tốc chuyển động của hệ vật.
2) Tính lực căng của dây. Bỏ qua khối lượng dây và ma sát ở ròng rọc.
Một vật có khối lượng m = 2kg nằm trên mặt phẳng ngang chịu tác dụng của một lực F hợp với phương ngang một góc a= 30 , hướng lên. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là 0,1. Lấy g = 10m/s2 . Gia tốc lớn nhất mà vật có thể có khi chuyển động trên mặt phẳng ngang là
Cho hệ cơ học như hình vẽ, m1 = 1kg, m2 = 2kg. hệ số ma sát giữa m2 và mặt bàn là 0,2.
a)Tìm gia tốc hệ và lực căng dây. Biết ròng rọc có khối lượng và ma sát với dây nối không đáng kể. Lấy g = 10m/s2. Cho dây nối có khối lượng và độ dãn không đáng kể.
b) Giả sử lúc đầu cơ hệ đứng yên và m1 cách đất 2m. Sau khi hệ chuyển động được 0,5(s) thì dây đứt. Tính thời gian vật m1 tiếp tục rơi và vận tốc của nó khi vừa chạm đất. Biết trước khi dây đứt thì m2 chưa chạm vào ròng rọc. Lấy g = 10m/s2.
c)Nếu cung cấp cho m2 một vận tốc 0 có độ lớn 0,8 m/s như hình vẽ. Mô tả chuyển động kế tiếp của cơ hệ (không xét đến trường hợp m1 hoặc m2 có thể chạm vào ròng rọc)
Một vật có khối lượng m=100kg đang đứng yên thì được kéo bằng một sợi dây . Lực kéo có độ lớn 120N . Hệ số ma sát k=0,1 ; g=10m/s^2 . Giả sử dây kéo được kéo hướng lên hợp với phương ngang 1 góc 30 . Tính áp lực của vật lên mặt đường và gia tốc xe .