Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là \(u_1=5\cos(40\pi t)mm\)và \(u_2=5\cos(40 \pi t +\pi)mm.\)Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Xét các điểm trên \(S_1S_2\). Gọi I là trung điểm của \(S_1S_2\) ; M nằm cách I một đoạn 3cm sẽ dao động với biên độ:
A.0 mm.
B.5 mm.
C.10 mm.
D.2,5 mm.
Trên mặt nước 2 nguồn sóng kết hợp A,B cách nhau 24 cm, dao động với phương trình u1= 5 cos(20 pi.t+ pi) mm, u2 = 5 cos(20pi.t) mm.Tốc độ truyền sóng là v=40 cm. Coi biên độ truyền sóng là không đổi khi truyền đi, xét đường tròn tâm I bán kính 4 cm, điểm I cách đều A,B đoạn 13 cm. Điểm M thược đường tròn đó cách xa A nhất dao động với biên độ bằng
A. 5mm B.6,67 mm C.10 mm D.9,44mm
Trên mặt nước hai nguồn sóng A, B dao động theo phương thẳng đứng với các phương trình lần lượt là: u1 = 2,5cos40πt mm và u2 = −2,5cos40πt mm. Tốc độ truyền sóng 30 cm/s. Tại điểm M trên mặt nước có hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng 4 cm, biên độ sóng tại M bằng:
A. 0 cm. B. 6 cm. C. 2 cm D. 8 cm.
Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động với phương trình \(u_1=1,5\cos(50\pi t - \frac{\pi}{6})cm\),\(u_2=1,5\cos(50\pi t + \frac{5\pi}{6})cm\). Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1m/s. Tại điểm M cách S1 một đoạn 50cm và cách S2 một đoạn 10cm sóng có biên độ tổng hợp là
A.3cm.
B.0cm.
C. \(1,5\sqrt{3}cm.\)
D. \(1,5\sqrt{2}cm.\).
hai nguồn phát sóng kết hợp A và B trên mặt chất lỏng dao động theo phương trình : uA = acos(100\(\pi\)t) và uB=bcos(100\(\pi\)t). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1m/s. I là trung điểm AB. M là điểm nằm trên đoạn AI, N là điểm nằm trên đoạn IB. Biết IM=5cm và In=6,5cm. Số điểm nằm trên đoạn MN có biên độ cực đại và cùng pha với I là
A.7 B.4 C.5 D.6
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước hai nguồn A và B cách nhau 8 cm có pt lần lượt là: U1= acos(wt+pi/2) và u2=acoswt, tạo ra sóng trên mặt nước với bước sóng 1cm. Điểm M trên đường tròn đường kính AB thuộc mặt nước dao động với biên độ cực đại. Cách A xa nhất thì M cách B bao nhiêu.
Giải giúp em với ạ.em đang cần lắm ạ.cảm ơn anh(chị) nhiều.
Ở mặt chất lỏng có 2 nguồn sóng A,B cach nhau 24cm dao động thẳng đứng với phương trình UA=UB= acos60piT ( T tính = S) . Tốc độ truyền sóng là 45cm/S. Gọi MN là đoạn thẳng trên mặt chất lỏng có chung Trung trực với AB. Khoảng cách giữa MN và AB là bao nhiêu để có ít nhất 5 điểm dao dộng với biên độ cực đại nằm trên MN
Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm A; B cách nhau 8,2 cm, người ta đặt hai nguồn sóng kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng có tần số 15 Hz và luôn dao động đồng pha. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Tính số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trên đoạn AB.
ở mặt chất lỏng có 2 nguồn sóng A B cách nhau 24 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là uA = uB = acos60πt tốc độ truyền sóng của mặt chất lỏng là v = 60 cm/s gọi MN = 4 cm là đoạn thẳng nằm trên mặt chất lỏng có chung đường trung trực với AB khoảng cách xa nhất giữa MN với AB là bao nhiêu để có 4 điểm dao động cực tiểu nằm trên MN?
A. 12,7 cm
B. 10,5 cm
C. 14,2 cm
D. 6,4 cm