Văn bản ngữ văn 8

HG

cho đề văn sau nêu cảm nhận của em về đoạn trich tức nước võ bờ (thuộc các phần mở bài thân bài kết bài) và triển khai thành 2 đoan theo kiêu trình bày và liên lạc

 

TP
22 tháng 9 2016 lúc 13:01

KB:

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một đoạn văn hay, tiêu biểu cho bút pháp tả thực tài tình của Ngô Tất Tố. Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả và đối thoại của nhân vật rất đặc sắc. Đó là lời ăn tiếng nối bình dị, tự nhiên của đời sống hằng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng. Ngôn từ của tên cai lệ thì thô lỗ, đểu cáng. Lời lẽ của chị Dậu khi thì thiết tha mềm mỏng, khi đanh thép quyết liệt. Lời lẽ của bà cụ hàng xóm thì thật thà, hiền hậu… Lời ăn tiếng nói của nông dân được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn, rất hợp cảnh, hợp tình.Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng… nhưng hoàn toàn không yếu đuối, trái lại vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tỉnh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới bước đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết Hệt. Đó là thái độ cứng còi, bất khuất, dám đối đầu với cái ác trong xã hội. MB:Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Đông Anh, Hà Nội; là một nhà Nho sống ở nông thôn, có vốn hiểu biết Hán học khá sâu rộng, ông nổi tiếng trên lĩnh vực báo chí và văn chương trong giai đoạn đầu thế kỉ XX. Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố và trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945. Tác giả lấy đề tài từ một vụ thu thuế hàng năm ở một làng quê Bắc Bộ, qua đó phản ánh số phận bi thảm của nông dân và bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời. Có thể nói tác phẩm Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. 
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KD
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
LB
Xem chi tiết