Hướng dẫn soạn bài Nước Đại Việt ta - trích

H24

Cho câu văn:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lỡ trừ bạo"

Câu 1: Trong 2 câu văn trên, người dân tác giả nói tới ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào? Từ đó, em hiểu như thế nào là "nhân nghĩa"? So sánh với quan niệm " nhân nghĩa" truyền thống của Nho gia, tư tưởng của tác giả có sự kế thừa và đổi mới như thế nào?

TP
14 tháng 4 2020 lúc 19:39
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được tiếp thu từ khái niệm đạo đức của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc. Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yêu nước, thương dân, đem lại cuộc dống bình yên cho nhân dân. Vì thế, người làm việc nhân nghĩa phải biết thương yêu, chăm lo cho muôn dân, biết chiến đấu để bảo vệ dân. Người dân mà tác giả nói đến là những người dân đen, người dân lao động chân lấm tay bùn. Họ chính là những con người thuộc tầng lớp dưới của xa hội - tầng lớp bị trị. Họ là những người thấp cổ bé họng trong đất nước nhưng lại có sức mạnh vô cùng lớn lao, bởi phần đông của đất nước là những người dân lao động như thế. Kẻ bạo ngược mà tác giả nhắc tới là những kẻ áp bức bóc lột nhân dân, là kẻ thù xâm lược. Đó là kẻ mạnh, là tầng lớp thống trị và những kẻ thù lăm le muốn xâm chiếm nước ta, biến nước ta thành một phần của nước chúng, biến dân ta thành nô lệ, biến văn hóa của ta thành trò hề kệch cỡm. Và tất nhiên, với những kẻ ấy, mạng sống, quyền lợi của con dân Đại Việt đâu có là gì?
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
AP
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết