Bài 26. Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

TM

Cho bíêt nội dung cơ bản của hiệp ước?Em có nhận xét gì về nội dung đó?Hậu quả?

Thái độ của nhân dân ta ntn khi triều đình kí H/ước?

Trước thái độ của triều đình như vậy, hành động của Pháp như thế nào?

Đánh giá về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta?

TP
1 tháng 4 2020 lúc 17:42

Câu 1: Hiệp ước Nhâm Tuất hay hòa ước Nhâm Tuất là hiệp ước bình đẳng được ký kết vào ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn. Hiệp ước ký kết giữa đại diện triều Nguyễn, đại diện của Pháp và đại diện của Tây Ban Nha. Hiệp ước này ký kết là sự mở đầu cho sự đô hộ của Pháp ở nước Việt Nam.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc triều đình nhà Nguyễn phải ký kết hiệp ước là do ở ngoài Bắc Kỳ có quân nổi dậy của Lê Duy Phụng và đồ đảng là Trường. Tình hình ngày càng nguy cấp khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng các trận nên cũng lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên đã đồng ý ký kết hòa ước Nhâm Tuất với Pháp.

*Hòa ước Nhâm Tuất đã được ký kết với Pháp vào năm 1862. Nội dung của hiệp ước như sau:

+Nhường cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

+Cho pháp tự do buôn bán tại 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên.

+Cho phép các thương thuyền và chiến thuyền của Pháp được tự do hoạt động trên sông Cửu Long tới Campuchia.

+Triều đình Huế phải trả chiến phí (bao gồm 280 vạn lạng bạc tương đương 4 triệu đô la Mỹ) cho Pháp và Tây Ban Nha.

*Hậu quả của hiệp ước:

+Triều đình chính thức đầu hàng Pháp.

+Triều đình Nguyễn từ bỏ trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

+Làm mất 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ

*Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:

- Nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp và chống triều đình. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân được đẩy mạnh hơn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh => Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động.

*Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.

- Triều Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu đối với nhân dân. Giữa thế kỉ XIX, khi Pháp đánh chiếm Việt Nam, có nhiều nhà tư tưởng đề nghị canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng nhà Nguyễn đã từ chối con đường này. Nhà Nguyễn vẫn tiếp túc chính sách cai trị cũ, làm cho đất nước ngày càng suy yếu, mất dần sức đề kháng trong cuộc chiến chống Pháp. Như vậy, nhà Nguyễn vì sự ích kỉ của mình đã hy sinh quyền lợi của dân tộc. - Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn còn mắc nhiều sai lầm như từ bỏ con đường vũ trang chống pháp, đi theo con đương thương lượng đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn; không biết chớp lấy thời cơ để giành thắng lợi.


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
DN
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
XN
Xem chi tiết
8T
Xem chi tiết