Cho 1.39 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào 100 gam dung dịch AgNO3 8.5% đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y và 5.96 gam chất rắn. Cho từ từ 50gam dung dịch KOH 7.84% vào dung dịch Y đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa Z và dung dịch T . Lọc lấy kết tủa Z, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn
a. Tính tp % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X
b. Tính giá trị m
Tỉ khối hơi của hỗn hợp X gồm CO2,SO2 so với khí nitơ bằng 2. Cho 0,112 lít(đktc) của X lội chậm qua 500 ml dung dịch Ba(OH)2. Sau thí nghiệm phải dùng 25ml dung dịch HCl 0,2M để trung hòa lượng Ba(OH)2 thừa
a)Tính % thể tích mỗi khí trong X
b)Tính \(C_M\) dung dich Ba(OH)2 trước thí nghiệm
c)Hãy tìm cách nhận biết mỗi khí có trong hỗn hợp X, viết phương trình phản ứng
Hoà tan hoàn toàn 21,1 g hỗn hợp Nhôm oxit và sắt (III) Oxit cần 150 ml dung dịch HCl 6M ( vừa đủ )
a) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp đầu
b) Tính nồng độ C% của các chất trong dung dịch thu được biết thể tích thấy đổi không đáng kể
c) Nếu cho 42,2 g hỗn hợp trên vào 50 g dung dịch NaOH 3%. Tính nồng độ C% của các chất trong dung dịch đầu
Hòa tan hết 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe trong dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y chứa 3 muối và 2,576 lít hỗn hợp khí Z gồm No,N2(đktc) với khối lượng bằng 3,42 gam. Cho Y phản ứng với lượng dư dung dịch NaOH. lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại 14 gam chất rắn. Tính khối lượng muối trong dung dịch Y
Nhờ mọi người giải dùm bài toán này:
Cho 86 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeO, Fe(NO3)2 và Mg tan hết trong 1540 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y (chỉ chứa các muối trung hòa) và 0,04 mol N2. Cho KOH dư vào dung dịch Y rồi đun nóng nhẹ thấy số mol KOH phản ứng tối đa là 3,15 mol và có m gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác, nhúng thanh Al vào Y sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhấc thanh Al ra cân lại thấy khối lượng tăng 28 gam (kim loại Fe sinh ra bám hết vào thanh Al). Biết rằng tổng số mol O có trong hai oxit ở hỗn hợp X là 1,05 mol. Nếu lấy toàn bộ lượng kết tủa trên nung nóng ngoài không khí thì thu được tối đa bao nhiêu gam oxit ?
A. 82 B. 84 C. 88 D. 81
khi nung nóng 12 gam Mg với 60 gam SiO2( các phản ứng xảy ra hoàn toàn) được hỗn hợp rắn X. Cho V lít dung dịch NaOh 0,5M tác dụng vừa đủ với hỗn hợp X. Tìm V
A.1 B.2 C.0,5 D.0,8
Để phân tích hỗn hợp gồm Fe và oxit sắt. Người ta tiến hành thí nghiệm sau:
TN1: Hòa tan 8,08 g bột của hỗn hợp này trong HCl 1,32M dư thu được 0,448l H2( ở đktc)và dung dịch A
TN2: Cho hỗn hợp tác dụng vs dung dịch NaOH dư đun nóng trong không khí và lọc kết tủa rồi nung nóng ở nhiệt độ cao thu được 8,8 g sản phẩm
a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp
b) Xác đinhn công thức oxit sắt
c) Tính thể tích HCl tối thiểu trong hỗn hợp
Hòa tan hoàn toàn 11,9g hỗn hợp Al và Zn trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 8960 cm3 khí ( ở 0 độ C )
a. Xác định thành phần trăm về khối lwuongj của nhôm và kẽm trong hỗn hợp đầu
b. Tính khối lượng H2SO4 tham gia phản ứng
79. Hòa tan hoàn toàn 11.2g kim loại M trong axit H2SO4 đặc, dư thì thu được khí S02 cho khí này hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch NaOH. Sau phản ứng đem cô cạn dd thu được 37,8 g một muối. Xác định tên kim loại
80. Hòa tan hoàn toàn 3,04g hỗn hợp FE và Cu trong axit H2SO4 đặc, dư thu được khí SO2 và dd A .Cho khí SO2 háp thụ hoàn toàn trong dung dịch Ca(OH)2 thì thu được 7,2g kết tủa
a) Cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu muối khan
b) Tính %theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu
82. Dẫn 20,16 lit hỗn hợp khí SO2 và CO2 vào dd CA(OH)2 dư ta thu được 100g kết tủa.Tùn thể tích và theo khối lượng của hỗn hợp khí đầu
Cho hỗn hợp khí X gồm O2,Cl2 tác dụng vừa đủ với hỗn hợp gồm 4,8g Mg và 8,1g Al thu được 37.05g hỗn hợp Y muối clorua và oxit của 2 kim loại. Hòa tan Y trong dung dịch HCl vừa đủ, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Tính m ?