Chuyên đề mở rộng dành cho HSG

NN

Cho 20g bột kim loại Cu vào một bình đựng 0,5 lít AgNO3 0,3M khuấy đều 1 thời gian ngắn sau đó lọc ngay thì thu được 29,12 chất rắn A và dd B

a) Tính CM của các chất tan trong dd B ( giả thiết Vdd không thay đổi)

b) Cho 30g một miếng kim loại R hóa trị 2 vào dd B . Khuấy đều đến khi phản ứng hết lấy miếng kim loại ra đem cân nặng 32,205g. Xác định R biết rằng sau phản ứng trong dd chỉ còn 1 muối tan

BT
8 tháng 12 2019 lúc 16:24

nAgNO3 = 0,3 . 0,5 = 0,15 mol

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

1_______2_______1_________2 tăng 2 . 108 - 1.64 = 152g

x _____2x________x________ 2x tăng 29,12 - 20 = 9,12(g)

\(x=\frac{9,12}{152}=0,06\left(mol\right)\)

nAgNO3 p.ứ = 0,12 mol

Sau p.ứ trong dd có: Cu(NO3)2: 0,06 mol

AgNO3 dư: 0,15 - 0,12 = 0,03 mol

\(CM_{Cu\left(NO3\right)2}=\frac{0,06}{0,5}=0,12\left(M\right)\)

\(CM_{AgNO3}=\frac{0,03}{0,5}=0,06\left(M\right)\)

b) Sau phản ứng trong dung dịch chỉ chứa 1 muối tan nên Cu(NO3)2 và AgNO3 đều phản ứng hết

Gọi NTK của R là M

M + 2AgNO3 → M(NO3)2 + 2Ag↓

1_____2 __________________2 tăng 2 . 108 - 1.R = (216-M)g

_______ 0,03 _____________tăng \(\frac{0,03.\left(216-M\right)}{2}\left(g\right)\)

M + Cu(NO3)2 → M(NO3)2 + Cu↓

1____1___________________1 tăng (64 - M) (g)

___0,06_________________tăng 0,06.(64-M)(g)

Suy ra: 32,205 - 30 =\(\frac{0,03.\left(216-M\right)}{2}\text{+ 0,06.(64-M)}\)

→ 0,015(216-M)+0,06(64-M)= 2,205

→ M = 65

→ R là Kẽm (Zn)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
MN
Xem chi tiết
DK
Xem chi tiết
DK
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
MI
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết