Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì II

ND

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ sau:

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

Lưng trần phơi nắng, phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con

(Tre Việt Nam-Nguyễn Duy)

NN
20 tháng 8 2017 lúc 19:24

+ các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ :
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
DC
20 tháng 8 2017 lúc 19:27

Biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ đó là:

Nhân hóa+So sánh+Ẩn dụ

+So sánh:"như chông"

+Nhân hóa:"lưng trần phơi nắng.."

+Ẩn dụ: Mượn hình ảnh cây tre để nói đến con người Việt Nam

Tác dụng: Biểu hiện cây tre là của con người Việt Nam,tre cũng kiên cường, bất khuất như chính con người Việt Nam vậy.

Bình luận (1)
NN
20 tháng 8 2017 lúc 19:28

Phân tích

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Các tập thơ: Cát trắng, ánh trăng (giải thưởng văn học về thơ 1984) của Nguyễn Duy đã ghi nhận những thành công bước đầu của nhà thơ. Bài Tre Việt Nam nằm trong tập Cát trắng được giải thưởng báo Văn nghệ 1972-1973 đã gây nhiều ấn tượng cho người đọc bởi nghệ thuật đặc sắc và sáng tạo của nhà thơ.Nhà thơ đã ví măng với mũi chông nhọn hoắt:

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã thẳng nhủ chông lạ thường.

Một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp gợi liên tưởng cho người đọc, đó chẳng phải là nhà văn đang ca ngợi chí hiên ngang, tinh thần bất khuất của triệu triệu thế hệ con người dũng mãnh như cả rừng măng, rừng chông nhọn hoắt đang thách thức với kẻ thù? Câu thơ có chất trí tuệ nhưng vẫn không mất đi chất trữ tình, vẫn phảng phất đâu đó “hồn” cạ dao.

Tre và măng lại được nhân hoá, ca ngợi mẫu tử, tình thâm. Người cũng như tre: hồn hậu, giàu đức hy sinh:

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con

Lòng mẹ Việt Nam được nói đến đậm đà, sâu sắc và cảm động quá!


Bình luận (1)
NT
20 tháng 8 2017 lúc 20:23
+ các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ :
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.
Bình luận (0)
MC
21 tháng 8 2017 lúc 6:20

+ các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ :
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
H24
23 tháng 7 2019 lúc 11:05

-Tre ở đây cũng được nhân hóa giống như con người vậy, nó cũng có tay,có tình cảm như chúng ta vậy. Những cây tre ôm lấy nhau vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời thể hiện sự đùm bọc đoàn kết lẫn nhau,tre không chịu đứng một mình mà hình thành theo từng khóm chụm lại. Người ta bảo tre già măng mọc là vậy,khi chúng gãy đi thì vẫn còn cái gốc cho măng mọc, để tiếp tục sinh tồn và phát triển. Hình ảnh tre được ẩn dụ thành manh áo cộc để nhường nhịn cho đàn con của mình. Cây tre giống như một người mẹ hiền hòa yêu thương đàn con vậy.

-Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối tiếp của ông cha ta và duy trì nòi giống được nhân dân ta thể hiện rất rõ tong bài thơ này. Đồng thời qua hình ảnh về cây tre thì chúng ta còn thấy được dự đoàn kết,không hề tách biệt nhau. Chúng ta sống theo từng gia đình chứ không hề riêng lẻ

-Hình ảnh đó đã thể hiện một truyền thống tốt đẹp trong giá trị sống của con người, con người đang phải chịu nhiều đắng cay và khổ cực, nhưng sự kiên cường bất khuất đó vẫn luôn luôn được đề cao một cách mạnh mẽ và giàu có về giá trị nhất, con người vẫn luôn tiến bước trên cuộc sống này, mặc dù có nhiều khó khăn, thì truyền thống yêu nước anh dũng, kiên cường vẫn luôn được đẩy lên cao.

-Hình ảnh của sự tiếp nối, tre on mang bóng dáng của mẹ, những truyền thống đó lâu đời và thể hiện một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam, đó là truyền thống giữ gìn và nêu cao ý nghĩa dân tộc một cách sâu sắc và giàu có về giá trị nhất

Bình luận (0)
CC
23 tháng 7 2019 lúc 15:28

+ các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ

+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ :

- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau... - Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre - Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
SJ
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết