Câu 1
- hệ thống sông bao gồm: phụ lưu (cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển).
-Sông và hồ khác nhau ở các điểm sau đây:
+ Sông là dòng chảy thường xuyên, còn hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu.
+ Sông có lưu vực xác định, hồ thường không có diện tích nhất định.
- Phân loại hồ
* Theo tính chất của nước có hai loại hồ:
+ Hồ nước mặn
+ Hồ nước ngọt
*Theo nguồn gốc hình thành:
+ Hồ vết tích của sông.
+ Hồ trên miệng núi lửa.
+ Hồ nhân tạo.
câu2
-Độ muối ( độ mặn nước biển ) khác nhau do tác động của các yếu tố:
+Nhiệt độ nước biển (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
+ Lượng bay hơi nước.
+Nhiệt độ môi trường không khí.
+Lượng mưa.
+Điều kiện địa hình ( vùng biển kín hay hở ).
+Số lượng nước sông đổ ra biển.
I. Sóng biển
- Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão,...
II. Thủy triều
- Khái niệm:Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
III. Dòng biển
- Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
- Nguyên nhân: chịu ảnh hưởng chủ yếu của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như gió Tín phong, gió Tây ôn đới...