Bài 20. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

H24

CẤU TẠO CHẤT – CÁC NGUYÊN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN
Câu 1. Một ly chứa nước, bỏ ít đường vào ly rồi khuấy đều cho đến khi tan hết. Đợi cho nước đứng yên trở lại, người ta ngạc nhiên vì mực nước vẫn không dâng lên so với lúc chưa bỏ đường vào. Dựa vào kiến thức về cấu tạo chất hãy giải thích hiện tượng trên.
Câu 2. Ruột xe đạp đã bơm căng, nếu để lâu ngày vẫn bị bẹp mặc dù ruột không hề bị thủng. Em hãy giải thích hiện tượng trên.
Câu 3.
a) Khi ta nhỏ vài giọt mực tím vào ly nước sạch thì sau một thời gian toàn bộ ly nước đều có màu tím. Giải thích và cho biết tên hiện tượng này.
b) Nếu nhỏ giọt mực vào ly nước nóng và ly nước nguội thì ở ly nào hiện tượng khuếch tán diễn ra nhanh hơn? Vì sao?
Câu 4. Không khí nhẹ hơn nước nhưng cá vẫn sống được trong nước nhờ trong nước có không khí. Dựa vào kiến thức về nguyên tử và phân tử em hãy giải thích vì sao trong nước lại có không khí

H24
1 tháng 5 2020 lúc 12:58

Câu 1:

- Do giữa các phân tử nước có khoảng cách, khi hòa tan đường vào thì các phân tử đường sẽ lấp đầy khoảng cách đó -> mực nước ko đổi

Câu 2:

- Do giữa các phân tử cấu tạo ruột xe đạp có khoảng cách --> Các nguyên tử phân tử khí khi bơm vào có thể thoát ra qua các khoảng cách đó --> bẹp

Câu 3:

a) Do hiện tượng khuyết tán: Các phân tử cấu tạo nên nước và mực luôn chuyển động không ngừng về mọi phía --> xảy ra sự pha trộn khiến toàn bộ lý nước có màu tím sau 1 thời gian.

b) Ly nước nóng vì trong ly nước nóng, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn so với lý nước lạnh --> Khuyết tán nhanh hơn.

Câu 4:

Mặc dù không khí nhẹ hơn nước nhưng giữa các phân tử nước có khoảng cách khiến không khí vẫn có thể "len lỏi" vào trong nước. Đồng thời, oxi là chất ít tan trong nước --> Cá vẫn có thể sống đc

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TL
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
XN
Xem chi tiết
YK
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
0A
Xem chi tiết
XN
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết