Câu 29: Ngành công nghiệp nào sau đây được xem là “quả tim của công nghiệp nặng”?
A. Luyện kim
B. Cơ khí
C. Năng lượng
D. Điện tử - tin học
Câu 26: Ngành công nghiệp thường đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hoá của các nước là:
A. Cơ khí
B. Năng lượng
C. Luyện kim
D. Hóa chất
Phát biểu nào sau đây không hoàn toàn đúng với vai trò của ngành dịch vụ?
A. Có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất.
B. Sử dụng tốt hơn các nguồn lao động ở trong nước.
C. Cho phép khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên.
D. Quyết định việc phân bố dân cư và sản xuất cả nước.
Nhóm nước nào có tỉ trọng ngành dịch vụ cao trong cơ cấu GDP?
A. Nước phát triển B. Nước đang phát triển
C. Nước chậm phát triển D. Nước công nghiệp mới.
Câu 17: Đặc điểm của ngành công nghiệp nặng là:
A. Phải có vốn và quy mô sản xuất lớn
B. Thường phải gắn liền với nguồn nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ.
C. Phải tập trung nhiều ở thành phố lớn vì cần nhiều lao động
D. Sản xuất với số lượng lớn để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của con người
Câu 21: Sử dụng nguồn nguyên liệu thông thường (kể cả phế liệu) để sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế cao là ưu điểm của ngành công nghiệp:
A. Hóa chất
B. Chế biến thực phẩm
C. Chế tạo máy
D. Luyện kim đen
Câu 10: Ngành công nghiệp nào sau đây được xem là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới ?
A. Hóa chất
B. Cơ khí
C. Điện tử - tin học
D. Năng lượng
Câu 25: Ngành công nghiệp phân bố rộng rãi ở các nước phát triển và các nước đang phát triển là:
A. Công nghiệp hóa tổng hợp hữu cơ và công nghiệp dệt - may
B. Công nghiệp dệt - may và công nghiệp thực phẩm
C. Công nghiệp cơ khí máy công cụ và hóa dầu
D. Công nghiệp luyện kim màu và công nghiệp thực phẩm
Câu 27: Giai đoạn tác động vào đối tượng lao động là môi trường tự nhiên để tạo ra nguyên liệu như:
A. Khai thác dầu
B. Luyện kim đen
C. Luyện kim màu
D. Lọc dầu