Đồng chí- Chính Hữu

LP

 

Câu 2: Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.

NT
19 tháng 8 2023 lúc 8:58

Phép tu từ: Ẩn dụ, nhân hóa

Hiệu quả: Góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của những người người hậu phương đối với người lính. Thể hiện sự nhớ mong đợi chờ của những người hậu phương đối với những người lính ở ngoài chiến trường một cách mãnh liệt hơn

Bình luận (0)
DL
19 tháng 8 2023 lúc 8:59

Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ hoán dụ và nhân hóa.

Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trên: làm giàu tính sâu sắc nghệ thuật cho việc diễn đạt người thân ở quê ngày đêm mong mỏi, nhớ nhung người chiến sĩ đi đánh giặc. Đồng thời câu thơ thêm tăng giá trị gợi hình gần gũi, giá trị cảm xúc "nhớ" sinh động cho sự vật tượng trưng "giếng nước gốc đa". Từ đó gây ấn tượng và hấp dẫn đọc giả hơn. 

Bình luận (0)
H24
19 tháng 8 2023 lúc 12:46

+hoán dụ:'' Giếng nước gốc đa''
+nhân hóa:'' nhớ''
=> Những biện pháp này đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người bộ đội. Nó làm cho lời thơ vừa có sắc thái dân gian, vừa hiện đại.Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PL
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
PY
Xem chi tiết
AT
Xem chi tiết
FC
Xem chi tiết
XT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết