Đề kiểm tra học kì I - Địa lí lớp 8

PT

câu 1:sông hoàng hà và sông trường giang có gì giống và khác nhau ?

câu 2: nhờ đâu nền kinh tế trung quốc vươn lên vị trí thứ nhất?

câu 3: vì sao khí hậu châu á lại phân hóa đa dạng.

câu 4: hãy nêu những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình chính trị xã hộ khu vực Tây Nam Á.

câu 5: tại sao khu vực nam á có chính trị không ổn định ?

câu 6: tại sao khu vực nam á phân bố lượng mưa không đều?

câu 7: nền kinh tế của các nước phát triển không đều ở những chỗ nào?

câu 8: nêu các đảo trong quần đảo mã lai?

Giúp tui với sắp thi r`.

TP
15 tháng 12 2017 lúc 21:21

1.- Giống: đều bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông, đổ ra biển, ở hạ lưu, hai sông bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ. Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió mùa vào mùa hạ. Hai sông đều có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.
- Khác nhau: Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, ở đây vào mùa hạ hay có lụt lớn.



Bình luận (0)
TP
15 tháng 12 2017 lúc 21:22

2.Như vậy, châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau. Sự đa dạng này là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. Mặt khác, ở một số đới lại chia thành nhiều kiểu mà nguyên nhân chính là do lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. Ngoài ra, trên các núi và sơn nguyên cao khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.

Bình luận (0)
TP
15 tháng 12 2017 lúc 21:25

Câu 3:Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

Như vậy, châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau. Sự đa dạng này là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. Mặt khác, ở một số đới lại chia thành nhiều kiểu mà nguyên nhân chính là do lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. Ngoài ra, trên các núi và sơn nguyên cao khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.

Bình luận (0)
H24
15 tháng 12 2017 lúc 21:25

đề của mình cx gần gần giống vậy mấy bn giúp nhé

Bình luận (0)
TP
15 tháng 12 2017 lúc 21:26

Câu 4.- Do có nguồn dầu mỏ phong phú, lại có vị trí chiến lược quan trọng nên nơi đây luôn xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.

==> Chính trị không ổn định.

Bình luận (0)
TP
15 tháng 12 2017 lúc 21:27

Câu 4:- Vị trí địa lý của Tây Nam Á: Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế (ngã ba của 3 châu lục Á - Âu - Phi) và giáp các biển: Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, Biển Caspi, vịnh Ba Tư. Có thể nói là khu vực này có vi trí chiến lược quan trọng.
- Là khu vực giàu khoáng sản, nhất là dầu mỏ
- Lịch sử Tây Nam Á phức tạp: từng bị Thực dân Anh đô hộ hơn 200 năm.
- Tình hình kinh tế - xã hội bị chi phối nhiều bởi nơi đây tập trung khá nhiều tôn giáo mà họ thường hay xung đột vì sắc tộc, tôn giáo giữa dân do thái và các dân tộc khác gây lên sự mất ổn định, thường xuyên diễn ra mâu thuẫn nặng nề.

Bình luận (0)
TP
15 tháng 12 2017 lúc 21:28

Câu 6: Lượng mưa ở khu vực Nam Á phân bố rất không đều:
- Các vùng phía Nam của dãy Hi ma lay a, bờ Đông của dãy Gát Đông, bờ tây của dãy Gát Tây: do độ cao và hướng của các dãy núi tạo nên những sườn đón gió Tây Nam và Đông Nam nên các vùng này có lượng mưa rất lớn, đặc biệt là vùng Đông Bắc, lượng mưa lên tới 11000 mm/ năm
-Vào sâu trong sơn nguyên Đê Can lượng mưa giảm dần do độ cao của địa hình và do các dãy núi Gát Đông, Gát Tây ngăn ảnh hưởng của đại dương
-Phía tây Bắc của khu vực không chịu ảnh hưởng của gió mùa, lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu nên khí hậu rất nóng và khô, lượng mưa có nơi < 200 mm /năm hình thành hoang mạc Tha.
Như vậy, sự phân bố lượng mưa không đều ở Nam Á về cơ bản là do độ cao địa hình và hướng của các dãy núi, ngoài ra phía Tây Bắc còn do ảnh hưởng của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu

Bình luận (0)
HT
16 tháng 12 2017 lúc 20:09

Câu 1:sông hoàng hà và sông trường giang có gì giống và khác nhau ?

a,Giống nhau:

Đều là hai sông lớn của Trung Quốc, bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng ở phía tây chảy về phía đông rồi đổ ra biển. Ở hạ lưu đều bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ. Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió vào mùa hạ. Hai sông đều có lũ lớn vào cuối mùa hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.

b) Khác nhau:

Sông Trường Giang: Có độ dài lớn hơn sông Hoàng Hà, đố nước ra biển Hoa Đông, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Trung. Sông Hoàng Hà: Ngắn hơn và đổ nước ra biển Hoàng Hải, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Bắc. Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lũ lụt gây thiệt hại cho mùa màng và nhân dân.
Bình luận (0)
HT
16 tháng 12 2017 lúc 20:17
câu 3: vì sao khí hậu châu á lại phân hóa đa dạng. * Khí hậu châu á phân hóa thành 5đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo) -Đới khí hậu cực và cận cực -Đới khí hậu ôn đới -Đới khí hậu cận nhiệt -Đới khí hậu nhiệt đới -Đới khí hậu xích đạo *Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. -Khí hậu gió mùa: +Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ) +Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á) -Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á. *** Giải thích: -Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa.
Bình luận (0)
HT
16 tháng 12 2017 lúc 20:19

câu 4: hãy nêu những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình chính trị xã hộ khu vực Tây Nam Á.
- Tranh chấp quyền lợi do sự khác biệt định kiến về tôn giáo và sắc tộc.
- Do sự can thiệp của các thế lực từ bên ngoài.

Bình luận (0)
HT
16 tháng 12 2017 lúc 20:22

câu 5: tại sao khu vực nam á có chính trị không ổn định ?

Tình hình chính trị ở Tây Nam Á không ổn định vì rất nhiều nguyên nhân, có thể dẫn ra một số nguyên nhân chính như sau:
- Vị trí địa lý của Tây Nam Á: Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế (ngã ba của 3 châu lục Á - Âu - Phi) và giáp các biển: Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, Biển Caspi, vịnh Ba Tư. Có thể nói là khu vực này có vi trí chiến lược quan trọng.
- Là khu vực giàu khoáng sản, nhất là dầu mỏ
- Lịch sử Tây Nam Á phức tạp: từng bị Thực dân Anh đô hộ hơn 200 năm.
- Tình hình kinh tế - xã hội bị chi phối nhiều bởi nơi đây tập trung khá nhiều tôn giáo mà họ thường hay xung đột vì sắc tộc, tôn giáo giữa dân do thái và các dân tộc khác gây lên sự mất ổn định, thường xuyên diễn ra mâu thuẫn nặng nề.

Bình luận (0)
HT
16 tháng 12 2017 lúc 20:23

câu 6: tại sao khu vực nam á phân bố lượng mưa không đều?

Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.
- Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 - 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới lOOmm/năm.
- Miền đồng bằng Ấn - Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-ra-pun-di có lượng mưa rất cao (11OOO mm/năm), trong khi đó lượng mưa (ở Mun-tan chỉ có 183mm/năm.
- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.

Bình luận (0)
HT
16 tháng 12 2017 lúc 20:25

câu 8: nêu các đảo trong quần đảo mã lai?

Quần đảo Mã Lai bao gồm nhiều nhóm mà mỗi nhóm đó cũng có thể coi là các quần đảo theo đúng nghĩa đen của từ này. Các nhóm chính là: Quần đảo Sunda Quần đảo Sunda Lớn Quần đảo Sunda Nhỏ Quần đảo Maluku Philippines
Bình luận (0)
HT
16 tháng 12 2017 lúc 20:26

Câu 2 với câu 7 mình không biết làm :< bucminh

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LC
Xem chi tiết
FH
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
RZ
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TE
Xem chi tiết