Đề kiểm tra học kì I - Địa lí lớp 8

NA

1. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay

2. Những thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á

3. Vị trí, giới hạn của các khu vực Tây nam Á, Nam á, Đông Á

4. Đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Á. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á.

5. Trình bày sự khác nhau về khí hậu và cảnh quan phái đông và phái tây khu vực Đông Á

6. Chứng minh rằng Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á.

7. Đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á. Những thành tựu kinh tế quan trọng của Nhật Bản và Trung Quốc

H24
8 tháng 12 2017 lúc 5:03

Câu 1:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ. đời sống nhân dân vô cùng cực khó. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất... Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy :
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia...
+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.

Bình luận (1)
NH
4 tháng 12 2017 lúc 13:39

Câu 1 em tham khảo ở đây nhé

Bài 7 : Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á - Soạn thảo câu hỏi | Học trực tuyến

Bình luận (0)
H24
8 tháng 12 2017 lúc 5:04

Câu 2:

Những thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á:

- Sản lượng lúa gạo của toàn bộ châu lục rất cao,chiếm tới 93% sản lượng lúa gạo thế giới.

- Hai nước có số dân đông nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc và Ấn Độ trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực thì nay đã đủ dùng và còn thừa để xuất khẩu.

- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam không những đủ lương thực mà hiện nay còn là những nước xuất khẩu gạo thứ nhất và thứ hai trên thế giới.

Bình luận (0)
H24
8 tháng 12 2017 lúc 5:11

Câu 3:

- Tây Nam Á nằm ở phía Tây Nam của châu Á. Nằm trong khoảng 120B đến 420B.

- Nam Á nằm ở rìa phía Nam của lục địa Á – Âu, nằm từ 9oB đến 36oB và từ 62oĐ đến 98oĐ.

- Đông Á nằm về phía đông của châu Á. Lãnh thổ Đông Á giới hạn trong khoảng vĩ độ từ 500B đến 200B.

Bình luận (0)
H24
8 tháng 12 2017 lúc 5:14

Câu 4:

* Đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Á:

1. Vị trí địa lí và địa hình

a. Vị trí

Nằm ở phía Nam Châu Á Nằm ở vĩ độ khoảng 9oB – 37oB Tiếp giáp với: Biển A – Rap, vịnh Ben – gan, Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á.

b. Địa hình

- Nam Á có ba miền địa hình chính:

Phía Bắc: Dãy Hi – ma – lay – a Ở giữa: Đồng bằng Ấn – Hằng. Phía Nam: Sơn nguyên

2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên

a. Khí hậu

Nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa Lượng mưa phân bố không đồng đều

b. Sông ngòi

Nam Á có nhiều sông lớn: Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra – ma – pút.

c. Cảnh quan

Nam Á có các cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, núi cao. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể.

* Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á:

Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.
- Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 - 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới lOOmm/năm.
- Miền đồng bằng Ấn - Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-ra-pun-di có lượng mưa rất cao (11OOO mm/năm), trong khi đó lượng mưa (ở Mun-tan chỉ có 183mm/năm.
- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.

Bình luận (0)
H24
8 tháng 12 2017 lúc 5:17

Câu 6:

* Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á vì:
- Nông nghiệp: Lương thực, thực phẩm cung cấp đủ trong nước và còn dư để xuất khẩu.
- Công nghiệp: Sản lượng xếp thứ 10 thế giới. Các ngành quan trọng: máy tính, điện tử, công nghiệp nặng...
- Dịch vụ: chiếm 48% trong GDP.

Bình luận (0)
H24
8 tháng 12 2017 lúc 5:25

Câu 7:

* Đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ, đời sống nhân dân rất cực khổ. Ngày nay nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm :
- Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
- Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Biểu hiện điển hình là sự phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

* Những thành tựu kinh tế quan trọng của Nhật Bản và Trung Quốc:

+ GDP tăng trưởng nhanh.

+ Tăng khối lượng xuất khẩu.

+ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

+ Thay đổi thành phần kinh tế nhà nước.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
FH
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
RZ
Xem chi tiết
LC
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết