Đề kiểm tra 1 tiết - HKII - Đề 2

H24

Câu 1:Nêu cấu tạo của giun đũa?Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa.

Câu 2:Nêu vai trò thực tiễn của ngành chân khớp?Nêu những biện pháp bảo vệ chân khớp có lợi.

Câu 3:Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang.

Câu 4:Nhiều ao thả cá,trai không thả mà tự nhiên có,tại sao?

BT
19 tháng 6 2020 lúc 21:53

Câu 1:

* Đặc điểm cấu tạo

Cấu tạo ngoài:

- Cơ thể dài bằng chiếc đũa

- Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài

Cấu tạo trong:

- Cơ thể hình ống

- Thành cơ thể có lớp biểu bid và lớp cơ dọc phát triển

- Khoang cơ thể chưa chính thức

- Ống tiêu hoá bắt đầu ở lỗ miệng và kết thúc ở hậu môn

- Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc

* Biện pháp phòng tránh :

- Uống thuốc tẩy giun từ 1-2 lần trong 1 năm

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Giữ vệ sinh cá nhân

- Ăn chín uống nước sôi để nguội

Câu 2:

* Vai trò thực tiễn của ngành chân khớp:

- Có lợi:

+ Làm thực phẩm

+ Làm nguyên liệu để sản xuất thực phẩm

+ Săn bắt sâu có hại

+ Làm thuốc chữa bệnh

+ Thụ phấn cây trồng

+ Làm thức ăn cho động vật khác

+ Hại các loại hạt

- Có hại:

+ Có hại cho giao thông thủy

+ Kí sinh gây hại cá

+ Truyền bệnh

+ Hút máu động vật, chui vào da người

* Những biện pháp bảo vệ chân khớp có lợi:

- Nuôi và phát triển để tăng số lượng, tạo điều kiện để chúng hát triển tốt.

- Khai thác hợp lí để tránh nguy cơ tuyệt chủng.

- Lai tạo các giống mới

Câu 3:

* Đặc điểm chung:

- Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

- Sống dị dưỡng

- Ruột dạng túi.

- Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai

* Vai trò:

- Có ý nghĩa sinh thái đối với biển và đại dương, cung cấp thức ăn và là nơi trú của một số loài động vật.

- Tạo nên cảnh quan thiên nhiên và đa dạng của hệ sinh thái biển.

- Làm các vật dụng trang trí

- Là vật chỉ thị cho tầng địa chất

- Một số loài có thể gây độc.

Câu 4:

Vì ấu trùng trai thường hay bám vào da và mang cá. Khi thả cá vào ao hay khi trời mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai xuống ao, giúp phát tán nòi giống trai nên không thả cá, trai vẫn có.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VN
Xem chi tiết
PM
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết