Ôn tập học kỳ II

NT

Câu 1:hệ tuần hoàn cs tính tự điều chỉnh ntn?

Câu 2:thế nào là PXKDK và PXCDK?cho VD và phân biệt tính chất của PXKDK và PXCDK

Câu 3:lượng đường huyết trong máu giữ đc ổn định là do đâu?lấy vd về sự rối loạn hoạt động của tuyến nội tiết dẫn đến tình trạng bệnh lý.

NT
15 tháng 5 2018 lúc 19:44

-PXCĐK:la phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể qua quá trình học tập

​vd:khi nhìn thấy đèn đỏ ta dừng lại

-PXKĐK;là phản xạ sinh ra đã có không cần học tập và rèn luyện

​vd:sinh ra ta đã tự biết bú ti mẹ

PXCĐK PXKĐK
được hình thành qua quá trình học tập và rèn luyện sinh ra đã có không cần học tập
​dễ bị mất khi không được củng cố bền vững
​số lượng không hạn định ​số lượng hạn định
không mang tính di truyền mà mang tính cá thể có di truyền mang tính chủng loại
trả lời các phản xạ có điều kiện kiện hay phản xạ bất kì trả lời các phản xạ tương ứng hay không có điều kiện
cung phản xạ phức tạp hình thành đường liên hệ tạm thời cung phản xạ đơn giản
trung ương thần kinh ở vỏ não trung ương thần kinh ở trụ não,tủy sống

Bình luận (3)
HD
15 tháng 5 2018 lúc 19:55

Câu 1:hệ tuần hoàn cs tính tự điều chỉnh ntn?

- Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh cao: đặc tính của hệ tuần hoàn
làm việc liên tục suốt đời không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay
khách quan của con người.

Câu 2:thế nào là PXKDK và PXCDK?cho VD và phân biệt tính chất của PXKDK và PXCDK

-Phản xạ không điều kiện là những phản xạ có từ khi sinh ra :
+ Tự nhiên, bẩm sinh mà có.
+ Không dễ bị mất đi.
+ Mang tính chủng thể, di truyền.
+ Số lượng có hạn.
+Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não, bằng mối
liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp
nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất
định => Cung phản xạ đơn giản.
+ Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được
gọi là những bản năng.
VD: khi em bé mới sinh thì phải bú sữa, khi bạn bị ong đốt thì bạn kêu á,...
-Phản xạ có điều kiện là những phản xạ trong quá
trình mình sống tác động lên mình, cũng giống
như 1 thói quen vậy:
+ Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định.
+ Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện.
+ Mang tính cá nhân, không di truyền.
+ Số lượng vô hạn.
+ Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não => Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời.
VD: bạn hay dậy sớm buổi sáng, bạn duy trì như thế trong một thời gian dài. như thế, sau này cứ đến giờ đó là bạn tỉnh dậy, bất kể không có báo thức

Câu 3:lượng đường huyết trong máu giữ đc ổn định là do đâu?lấy vd về sự rối loạn hoạt động của tuyến nội tiết dẫn đến tình trạng bệnh lý.

Lượng đường huyết trong máu luôn được ổn định là nhờ tế bào đảo tụy.nếu rối loạn sự hoạt động tế bào B làm cho lượng đường huyết trong máu luôn tăng và không bị kìm hãm nhờ tế bào b thì sẽ gây thừa lượng đường trong máu và gây ra tiểu đường.

VD bạn tự lấy nhé

Bình luận (4)
TS
15 tháng 5 2018 lúc 20:01

Câu 1:

Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh cao: đặc tính của hệ tuần hoàn làm việc liên tục suốt đời không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người.

+ Pha giãn chung bằng pha làm việc là 0,4 giây, sự nhịp nhàng giữa hai pha co giãn làm cho tim hoạt động nhịp nhàng.

+ Trên thành tim có hạch tự động đảm bảo sự điều hòa hoạt động của tim khi tăng nhịp và giảm nhịp.

+ Hệ tuần hoàn có đội quân bảo vệ cực mạnh tạo ra hệ thống miễn dịch đó là các loại bạch cầu hàng rào bảo vệ, làm cho máu trong sạch.

+ Mao mạch dễ vỡ do đó là cơ chế tự vệ có hiệu quả khả năng đông máu trong máu có hồng cầu và huyết tương, tiểu cầu giải phóng ra enzim và protein hòa tan với ion Ca++ khi mạch vỡ thay đổi áp suất tạo ra tơ máu gây nên đông máu, nhờ có cơ chế này mà hệ tuần hoàn luôn là một dòng trong suốt.

Câu 2:

- Phản xạ không điều kiện là những phản xạ:
+ Tự nhiên, bẩm sinh mà có.
+ Không dễ bị mất đi.
+ Mang tính chủng thể, di truyền.
+ Số lượng có hạn.
+ Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não, bằng mối liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất định => Cung phản xạ đơn giản.
+ Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được gọi là những bản năng.
Ví dụ: trung tâm phản xạ gân xương, phản xạ trương lực cơ nằm ở tuỷ sống, trung tâm của phản xạ giảm áp, phản xạ hô hấp nằm ở hành não.

- Phản xạ có điều kiện là những phản xạ:
+ Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định.
+ Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện.
+ Mang tính cá nhân, không di truyền.
+ Số lượng vô hạn.
+ Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não => Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời.

VD: Vào diệp tết nghe tiếng xe máy vào nhà mình thì lập tức chạy ra

So sánh:

Trả lời

Tính chất của phản xạ không điều kiện

Tính chất của phản xạ có điều kiện

1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện

2. Bẩm sinh.

3. Bền vững

4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại

5. Số lượng hạn chế

6. Cung phản xạ đơn giản

7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống

1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện đã được kết hợp với kích thích không điều kiện mật số lần)

2. Hình thành trong đời sống (do học tập)

3. Dễ mất khi không củng cố

4. Có tính chất cá thể, không di truyền

5. Số lượng không hạn định

6. Hình thành đường liên hệ tạm thời

7. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ não.

Câu 3: lượng đường huyết trong máu luôn được ổn định là nhờ tế bào đảo tụy.nếu rối loạn sự hoạt động tế bào b làm cho lượng đường huyết trong máu luôn tăng và không bị kìm hãm nhờ tế bào b thì sẽ gây thừa lượng đường trong máu và gây ra tiểu đường

Bình luận (0)
NT
15 tháng 5 2018 lúc 19:37

​câu 3:lượng đường huyết trong máu luôn được ổn định là nhờ tế bào đảo tụy.nếu rối loạn sự hoạt động tế bào b làm cho lượng đường huyết trong máu luôn tăng và không bị kìm hãm nhờ tế bào b thì sẽ gây thừa lượng đường trong máu và gây ra tiểu đường

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
SM
Xem chi tiết
SA
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết