Bài 18. Hai loại điện tích

KC

Câu 1: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe , đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân vì:

A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng.

B. Thành xe cọ xát với không khí nên xe bị nhiễm điện.

C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động.

D. Do ngoài trời sắp có cơn giông.

Câu 2: Chọn câu đúng trong các nhận định sau.

A. Khi một vật hút các vật khác, chứng tỏ nó không bị nhiễm điện.

B. Một vật nhiễm điện có thể đẩy các vật khác.

C. Một vật nhiễm điện có thể hút các vật khác hoặc phóng điện qua các vật khác.

D. Một vật nhiễm điện chỉ hút các vật ở gần nó.

Câu 3: Dùng thanh thủy tinh cọ xát vào mảnh vải, thanh thủy tinh nhiễm điện dương. Lúc này đã có sự dịch chuyển của electron từ

A. thanh thủy tinh sang mảnh vải.

B. mảnh vải sang thanh thủy tinh.

C. tay ta sang thanh thủy tinh.

D. tay ta sang mảnh vải.

Câu 4: Nếu A đẩy B, B đẩy C thì

A. A và C có điện tích trái dấu.

B. A, B, C có điện tích cùng dấu.

C. A và B có điện tích trái dấu.

D. B và C trung hòa.

Câu 5: Dòng điện là

A. dòng các electron chuyển dời có hướng.

B. dòng các điện tích âm chuyển dời có hướng.

C. dòng các điện tích chuyển dời có hướng.

D. dòng các điện tích âm chuyển dịch.

Câu 6: Dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện?

A. Bóng đèn điện đang sáng.

B. Ắc- quy.

C. Đi na mô gắn ở xe đạp.

D. Pin.

Câu 7: Chất nào dưới dây là chất dẫn điện?

A. Nước muối.

B. Muối ăn khi khô ráo.

C. Nước nguyên chất.

D. Cao su.

Câu 8: Electron tự do có trong vật nào dưới đây?

A. Vỏ nhựa của dây điện.

B. Ruột đồng của dây điện.

C. Vỏ thủy tinh của bóng đèn điện.

D. Quần áo bằng vải.

Câu 9: Trong mạch điện, chiều dòng điện là

A. chiều từ cực dương đến cực âm của nguồn điện.

B. chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.

C. chiều từ hai cực của nguồn điện đến các thiết bị điện.

D. chiều từ hai cực của nguồn điện qua dây dẫn đến các dụng cụ điện.

Câu 10: Trong các cụm vật dụng dưới đây, cụm nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?

A. Nồi cơm điện, quạt điện, ra đi ô, tivi.

B. Máy bơm nước, bàn là, bút thử điện, đồng hồ điện.

C. Ấm điện, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh, chuông điện.

D. Bếp điện, máy sấy tóc, nồi cơm điện, bàn là.

Câu 11: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường?

A. Ruột ấm điện.

B. Công tắc.

C. Dây dẫn điện của mạch điện gia đình.

D. Đèn báo tivi.

Câu 12: Cần cẩu dùng nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng nhiệt.

B. Tác dụng phát sáng.

C. Tác dụng từ.

D. Tác dụng hóa học.

Câu 13: Tác dụng hóa học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ:

A. Làm dung dịch này nóng lên.

B. Làm dung dịch này bay hơi nhanh.

C. Làm biến đổi màu của thỏi than nối với hai cực của nguồn điện được nhúng vào trong dung dịch này.

D. Làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.

Câu 14: Khi đi qua cơ thể người, dòng điện có tác dụng

A. Gây ra các vết bỏng.

B. Làm tim ngừng đập.

C. Thần kinh bị tê liệt.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?

A. Tác dụng nhiệt.

B. Tác dụng từ.

C. Tác dụng hóa học.

D. Hút các mẩu giấy vụn.

Câu 16: Sơ đồ mạch điện là gì?

A. Là ảnh chụp mạch điện thật.

B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.

C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.

D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.

Câu 17: Dòng điện trong kim loại là dòng

A. chuyển động có hướng của các electron tự do.

B. chuyển động có hướng của các electron nằm bên trong của lớp vỏ nguyên tử.

C. chuyển động có hướng tạo ra các hạt mang điện tích dương.

D. chuyển động có hướng của các nguyên tử.

Câu 18: Trong kim loại, các electron tự do là

A. những electron quay xung quanh hạt nhân.

B. những electron dịch chuyển xung quanh nguyên tử.

C. những electron dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.

D. những electron thoát ra khỏi nguyên tử, dịch chuyển tự do.

Câu 19: Các vật liệu thường dùng làm vật cách điện là

A. sứ, kim loại, nhựa, cao su.

B. sơn, gỗ, chì, gang, sành.

C. vàng, bạc, nhựa.

D. nhựa, ni-lông, sứ, cao su.

Câu 20: Vật nào dưới đây có dòng điện chạy qua?

A. Một mảnh ni- lông đã được cọ xát.

B. Ti vi khi chưa cắm vào ổ lấy điện.

C. Đồng hồ dùng pin đang chạy.

D. Chiếc thước kẻ bằng nhựa.

Câu 21: Nguồn điện là thiết bị

A. sản xuất ra các electron.

B. trên đó có đánh dấu 2 cực.

C. để duy trì dòng điện trong mạch.

D. luôn bị nhiễm điện.

Câu 22: Nguyên tử gồm:

A. hạt nhân ở giữa mang điện tích âm, các điện tích dương chuyển động quay xung quanh hạt nhân.

B. hạt nhân không mang điện tích, các điện tích dương và âm quay chung quanh hạt nhân.

C. hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay chúng quanh hạt nhân.

D. hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích dương quay chung quanh hạt nhân.

Câu 23: Chọn câu trả lời đúng. Chất nào sau đây là chất cách điện?

A. Gỗ.

B. Đồng.

C. Sắt.

D. Nhôm.

Câu 24: Trong một đoạn dây điện, phần nào của dây là chất dẫn điện?

A. Phần vỏ nhựa của dây.

B. Phần đầu của đoạn dây.

C. Phần cuối của đoạn dây.

D. Phần lõi của dây.

Câu 25: Các xe bồn chở xăng dầu thường có một sợi dây xích sắt nối bồn xe với đất. Tại sao?

A. Khi xe chạy, có sự cọ xát giữa bồn xe với không khí nên bồn xe sẽ bị nhiễm điện.

B. Xích sắt là vật dẫn điện tốt nên các điện tích sẽ được truyền bớt xuống đất.

C. Tránh hiện tượng phóng điện do sự nhiễm điện.

D. Cả ba câu trên đều đúng.

Giúp mik vs j mik cx trả

NH
9 tháng 5 2020 lúc 9:48

1.B

2.C

3.B

4.C

5.C

6.A

7.A

8.B

9.B

10.D

11.C

12.C

13.C

14.D

15.D

16.B

17.A

18.D

19.D

20.A

21.C

22.C

23.A

24.D

25.B

Nhớ tick cho mình nha!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
LK
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết