Bài 11: Các phạm trù cơ bản của đạo đức học

DQ

Câu 1: Vì sao nói, nghĩa vụ là phạm trù đạo đức học chỉ có ở loài người?

Câu 2: Nghĩa vụ đạo đức có gì giống và khác so với nghĩa vụ pháp luật?

Câu 3:Tìm hiểu thêm về phạm trù lương tâm trong kinh thánh, giáo lí nhà phật và so sánh với phạm trù lương tâm trong bài học?

Câu 4: Mối quan hệ giữa danh dự và nhân phẩm?

Câu 5: Vô cảm có phải là căn bệnh tâm lí có khả năng lây lan trong xã hội hiện nay? Phòng và chống nó bằng cách nào?

Câu 6: Trong cuộc chiến chống Corona Virut.... một số nhà thuốc đã liên kết cùng nhau trữ khẩu trang và không bán khẩu trang, cho người tiêu dùng khi có quy định cấm tăng giá khẩu trang. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng quy định như vậy là đi ngược quy luật kinh tế thị trường, dẫn đến tình trạng ém hàng,không bán hàng; số khác cho rằng quy định giá trần cho khẩu trang là hoàn toàn hợp lí. Nhận định của cá nhân em? Đứng ở góc độ một học sinh hãy thử hình dung bản thân em có thể làm gì để hạn chế tình trạng bất ổn của thị trường khẩu trang? Liên kết vấn đề với các phạm trù đạo đức như ‘danh dự” “nhân phẩm” “lương tâm” và “hạnh phúc”.

Mn giúp em với ạ !

HA
12 tháng 2 2020 lúc 20:57

câu1:

- Phạm trù đạo đức học là những khái niệm đạo đức cơ bản phản ảnh những đặc tính căn bản, những phương diện và những quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực.

- Nghiên cứu các phạm trù đạo đức học giúp người nghiên cứu nắm được một cách hệ thống, cơ bản nội dung của khoa học đạo đức học.

- Hệ thống các khái niệm, phạm trù đạo đức học cung cấp phương tiện và công cụ để các chủ thể phản ảnh các hiện tượng đạo đức hết sức phức tạp, đa dạng trong đời sống hiện thực, đồng thời nó còn làm phát triển khả năng tư duy khoa học một cách hệ thống và có căn cứ.

- Phạm trù đạo đức học có lịch sử phát triển lâu dài. Trong từng thời đại và xã hội cụ thể, các phạm trù đạo đức học là sự khái quát hóa những hiện tượng và nhu cầu đạo đức của đời sống hiện thực gắn liền với sự phát triển của những điều kiện kinh tế - xã hội tương ứng.

Cùng với sự phát triển của lịch sử, nội dung các phạm trù, khái niệm đạo đức học lại được bổ sung và phát triển. Qua đó, qua hệ thống các phạm trù và những nội dung của nó phản ảnh một cách khái quát nhất sự hình thành và phát triển tư tưởng đạo đức qua các thời đại.

Các phạm trù đạo đức là sự khái quát dưới hình thức lý luận các hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực và những quan niện của con người về những hiện tượng đó. Vì vậy, phạm trù đạo đức ngoài ý nghĩa thông tin các nội dung cơ bản, nó còn bao hàm sự đánh giá và nhận định các giá trị.

Tính phân cực là một trong những điểm đáng chú ý của phạm trù đạo đức học. Đó là sự phân cực giữa thiện và ác, giữa hạnh phúc và bất hạnh, lương tâm và vô lương tâm....

- Nội dung các phạm trù đạo đức học tuy là kết quả phản ảnh của đời sống hiện thực, mà còn chứa đựng những quan niệm giá trị như niềm tin bên trong đã được thăng hoa thành những tình cảm thiêng liêng cao cả

câu 2:

*Giống nhau: Đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác đièu chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

*Khác nhau:

Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HA
12 tháng 2 2020 lúc 21:00

câu 3Quan niệm của các cá nhân về nghĩa vụ của mình đối với xã hội và với người khác là ... nhờ có lương tâm mà đạo đức xã hội mới bảo tồn và phát triển. lương tâm ... Một số quan niệm về phạm trù lương tâm trong lịch sử. ... Ông rất coi trọng giáo dục lương tâm “khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự phá hoại tâm hồn”.

mấy câu còn lại mk lười bấm quá nên nhờ ng khác nha

3 câu òi đó

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HA
13 tháng 2 2020 lúc 16:43

câu 5 Vô cảm chính là sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ, "máu lạnh" với những hiện tượng đời sống xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Ra đường gặp cái đẹp không mảy may rung động; gặp cái tốt không ủng hộ; thấy cái xấu, cái ác không dám lên án, không dám chống lại...

Trước đây, vô cảm chỉ là những hiện tượng đơn lẻ, nhưng bây giờ đang có chiều hướng lây lan, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì có thể trở thành một căn bệnh có tính xã hội. Trong cơn lốc toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với việc tiếp thu những tinh hoa của văn minh nhân loại thì lối sống hưởng thụ và mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh đến tâm lý xã hội, dần dần hình thành lối sống thực dụng trong một bộ phận người Việt Nam.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
KR
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết